test

Tính cách chó Ngao Tây Tạng và cách huấn luyện cho Ngao

Chó Ngao Tây Tạng là giống chó có thân hình khá to, có nguồn gốc từ Tây Tạng – Trung Quốc thích hợp với khí hậu lạnh và được khá nhiều người chuộng nuôi. Vậy tính cách chó Ngao Tây Tạng như thế nào có hung dữ không? Tất cả sẽ có trong bài viết sau, theo dõi ngay nhé!

Đặc điểm tính cách của chó Ngao Tây Tạng

Giống chó trung thành

Tính cách nổi bật nhất của giống cảnh khuyển này chính là lòng trung thành tuyệt đối. Chúng chỉ tôn thờ một người chủ duy nhất chính là người đã chăm sóc và nuôi dạy từ bé. Ngao Tây Tạng sẵn sàng lao vào chiến đấu, không ngại hy sinh thân mình nếu thấy chủ gặp nguy hiểm. Đó là lý do tại sao người du mục vùng cao nguyên Tây Tạng lại ưa chuộng dùng chúng cho mục đích bảo vệ như thế.

Đặc điểm tính cách chó Ngao Tây Tạng
Đặc điểm tính cách chó Ngao Tây Tạng

Với tính cách trung thành, chó Ngao Tây Tạng chỉ nghe lời chủ nhân của mình. Bất kỳ người lạ nào cũng có thể trở thành mục tiêu tấn công của chúng. Bạn tuyệt đối không nên nhận nuôi chó Ngao Tây Tạng trưởng thành, sẽ rất nguy hiểm cho bạn và những người xung quanh.

Giống chó hung dữ và nguy hiểm

Ngao Tây Tạng được coi là “chúa tể của thảo nguyên”. Bản năng hung dữ và tốc độ linh hoạt của chúng có thể sánh ngang với hổ báo, sư tử. Giống cảnh khuyển khổng lồ này cùng với Pitbull dẫn đầu trong Top 10 những giống chó nguy hiểm nhất thế giới.

Đã từng có trường hợp một chú cún Ngao Tây Tạng đánh nhau và cắn chết 37 con chó sói để bảo vệ đàn gia súc của chủ. Sức mạnh kinh khủng cùng bản tính hung dữ sẽ trở thành mối hiểm họa cho những ai không biết cách nuôi dạy.

Giống chó ương bướng nhưng rất cảnh giác

Cảnh khuyển Ngao Tây Tạng có bản năng hoang dã cao, chúng rất ương bướng khó bảo và thích làm theo ý mình. Bạn cần kiên nhẫn và chịu đựng trong quá trình huấn luyện dù đã nuôi dạy chúng từ nhỏ. Ngoài ra, khi chưa quản lý được cún cưng của mình, bạn tuyệt đối không nên dẫn chúng đến những nơi đông người như: Công viên hay khu vui chơi.

Tính cách chó Ngao Tây Tạng rất ương bướng
Tính cách chó Ngao Tây Tạng rất ương bướng

Chó Ngao Tây Tạng có tính cảnh giác cao độ, đôi khi hơi thái quá. Chúng cảnh giác với tất cả mọi người trừ chủ. Ban đêm, giống cảnh khuyển này thường sủa nhiều và dai dẳng khi nghe thấy những tiếng động lạ. Nếu Ngao Tây Tạng được nuôi cùng giống thú cảnh khác, chúng sẽ tạo ra những cuộc hỗn chiến để tranh giành lãnh thổ bởi những anh bạn khổng lồ này không thích cuộc sống bầy đàn, đông đúc.

Giống chó vùng núi tuyết này được nuôi dạy và huấn luyện tốt có thể sống hiền lành, thân thiện và hòa hợp với con người. Tuy nhiên, chỉ dừng ở mức độ nhất định, bạn vẫn nên cảnh giác do chúng có thể gây ra những nguy hiểm không thể lường trước.

Huấn luyện chó Ngao Tây Tạng

Huấn luyện nghe lời

Ngao Tây Tạng là giống chó to lớn và rất hung dữ, bản tính hoang dã của chúng còn khá cao. Với bản tính ương bướng và khó bảo, không phải ai cũng có thể huấn luyện được giống cảnh khuyển khổng lồ này. Bạn nên đào tạo và huấn luyện chúng ngay từ khi còn nhỏ thì lớn lên mới có thể kiểm soát và quản lý.

Huấn luyện chó Ngao Tây Tạng nghe lời chủ
Huấn luyện chó Ngao Tây Tạng nghe lời chủ

Giai đoạn tốt nhất để huấn luyện Ngao Tây Tạng là khi cún được 2-4 tháng tuổi. Lúc này, việc đầu tiên bạn cần làm là giúp chúng biết cách giao tiếp và ứng xử đúng mực với con người. Đồng thời, tạo mối quan hệ thân thiết giữa Ngao Tây Tạng với người thân trong gia đình và các con vật nuôi khác.

Ngoài ra, huấn luyện thêm các mệnh lệnh cơ bản như: “Đứng, ngồi, bắt tay,…” để cảnh khuyển Ngao Tây Tạng biết cách nghe và tuân theo mệnh lệnh của bạn. Tạo cho chúng phản xạ có điều kiện ngay khi bạn ra lệnh. Giống cảnh khuyển to lớn này tuy ương bướng nhưng cực kỳ thông minh, chúng có thể tiếp thu bài tập một cách nhanh chóng.

Nếu bạn dạy dỗ Ngao Tây Tạng đúng phương pháp, chúng sẽ hòa nhập khá tốt với xã hội, trở lên thân thiện với con người và hòa thuận với các vật nuôi khác trong gia đình.

Huấn luyện các bài tập thể lực

Bạn không nên cho những bé cún Ngao Tây Tạng dưới 3 tháng tuổi tập luyện quá nặng. Bởi điều này sẽ khiến hệ cơ và xương của cún bị giãn nở dẫn đến cún không thể phát triển bình thường. Khi chúng đủ 4 tháng tuổi, bạn mới nên bắt đầu các bài tập nhẹ như: Chạy bộ, nhảy cao, bắt bóng,… Thời gian tập luyện vào khoảng 20-30 phút mỗi ngày, tăng dần mức độ bài tập theo từng độ tuổi của cún.

Huấn luyện các bài tập thể lực cho Ngao Tây Tạng

Thời điểm chó Ngao Tây Tạng đủ 1 tuổi trở nên, bạn mới cho chúng tập các bài tập thể lực phát triển cơ và xương như:

  • Chạy bền: Cho cún chạy theo xe máy từ 5-6km mỗi ngày.
  • Kéo lốp xe: Đối với những chú cún khổng lồ này thì nên dùng 4-6 lốp oto gộp lại cho chúng kéo.
  • Đi bơi: Có thể cho chó Ngao Tây Tạng đi bơi tại các sông, hồ quanh khu vực bạn ở.
  • Nhảy cao: Treo thịt bò lên cao, kích thích chó Ngao nhảy lên cắn xé, phát triển cơ đùi 2 chân sau.
  • Tập tạ: Buộc tạ vào 4 chân và bắt chúng di chuyển. Tăng dần khối lượng quả tạ để nâng cao độ khó.

Những lưu ý khi huấn luyện chó Ngao Tây Tạng

  • Thời gian đầu huấn luyện, bạn nên dùng rọ mõm + dây xích dài quản lý Ngao Tây Tạng để tránh gây nguy hiểm cho những người xung quanh.
  • Sau khi huấn luyện các bài tập thể lực, bạn chú ý cho chúng uống đầy đủ nước và bổ sung đầy đủ chất đạm để lấy lại sức.
  • Trong quá trình huấn luyện không được đánh đập hay chửi mắng.
  • Nếu bé cún làm tốt, bạn nên vuốt ve đầu hay có những phần thưởng để tạo sự hưng phấn, kích thích chúng làm tốt hơn vào lần sau.
  • Bạn cần thật kiên nhẫn để huấn luyện những chú cún Ngao Tây Tạng ương bướng này.

Việc nắm bắt tính cách chó Ngao Tây Tạng giúp cho quá trình nuôi cho trở nên dễ dàng hơn tránh được những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra.

Tin mới nhất

[TOP] 3 món ăn từ thịt rùa thơm ngon & dinh dưỡng

Rùa là một loài động vật có giá trị dinh dưỡng rất cao. Thường có trong thực đơn của...

Phân biệt Rùa và Baba Thông Qua Các Đặc Điểm

Hai loài rùa và baba được coi là những con vật đáng yêu và thân thiết trong xã hội...

Hướng dẫn Cách Nuôi Rùa Trong Nhà Hiệu Quả và An Toàn Nhất

Nuôi rùa hiệu quả và an toàn là một nhiệm vụ không dễ dàng. Tuy nhiên, bằng cách tham...

Các Loại Rùa Hiện Nay & Các Biện Pháp Bảo Vệ Loại Rùa

Tìm hiểu về các loại rùa hiện nay là một việc hữu ích để giúp bạn biết thêm về...
- Advertisement -

Đặc điểm của loài rùa: ngoại hình, hành vi & môi trường sống

Rùa là một trong những loài động vật phổ biến nhất trên thế giới. Tìm hiểu đặc điểm của...

Đặc Điểm Sinh Sản Của Loài Sóc: hình thức & thời gian sinh sản

Sóc là một loài động vật phân bố rộng rãi trên khắp thế giới. Những con sóc có nhiều...

Không thể bỏ qua

[TOP] 3 món ăn từ thịt rùa thơm ngon & dinh dưỡng

Rùa là một loài động vật có giá trị...

Phân biệt Rùa và Baba Thông Qua Các Đặc Điểm

Hai loài rùa và baba được coi là những...