Husky – chú chó trắng xinh đẹp như mơ từng làm nhiệm vụ kéo xe cho ông già Tuyết trong các bộ phim hoạt hình đã có mặt ở ngoài đời. Nếu đang mong muốn sở hữu một em chó “vừa đẹp vừa ngáo” Husky, đừng bỏ qua bài viết hướng dẫn cách nuôi chó Husky chuẩn chỉnh từ A-Z này
Không chỉ xinh đẹp, Husky còn chiếm được trái tim rất nhiều người nhờ năng khiếu thể thao và sự thông minh cũng như có khả năng thích nghi với mọi điều kiện khí hậu. Tuy nhiên, đây cũng là một trong số những loại chó cảnh đòi hỏi khả năng nuôi và chăm sóc rất lớn từ người chủ. Cùng tìm hiểu xem bạn đã biết cách nuôi Husky đúng chưa trong bài viết hướng dẫn nuôi Husky từ A-Z dưới đây.
1 Chó Husky là chó gì?
Husky là một trong những loài thú cưng có kích thước lớn nhưng tính cách hiền lành, đáng yêu và đặc biệt có khuôn mặt biểu cảm cực hài hước nên được rất nhiều người yêu mến. Theo nghiên cứu, nguồn gốc của Husky xuất phát từ vùng Đông Bắc Siberia nước Nga lạnh giá. Đây là vùng đất sản sinh nhiều loài chó nổi tiếng và được mang tới Alaska của Mỹ làm việc, kéo xe vì sự nhanh nhẹn và khỏe khoắn của mình.
Husky có nhiều màu và nổi bật nhất là đen trắng, nâu đỏ, xám, hồng phấn hoặc màu “agouti”. Husky có bộ lông rất dày và dài, cân nặng khoảng từ 20 – 27kg với con đực và 16 -23kg với con cái. Husky có bề ngoài hao giống Alaska nhưng gương mặt Alaska trông sẽ dữ hơn.
2 Cách nuôi chó Husky
Với chó Husky 1- 2 tháng tuổi
Husky con trong giai đoạn này đòi hỏi khá nhiều thời gian và công sức. Đa phần Husky 1 tháng tuổi chưa có răng. Vì vậy, bạn chỉ nên cho chúng ăn đồ mềm như cháo nấu nước hầm xương…, hạn chế đồ ăn cứng. Husky giai đoạn ăn được đồ khô nhưng nên ngâm mềm khoảng 5 phút với sữa hoặc nước trước khi cho ăn.
Lượng thức ăn nên chia thành 4-5 bữa đều nhau để cún con tiêu hóa nhanh và dễ dàng. Tuyệt đối đừng để cún ăn no quá, tần suất ăn quá sát nhau và quá thưa không tốt cho sức khỏe.
Với chó Husky từ 3-6 tháng tuổi
Chó Husky giai đoạn này cơ bắp đã phát triển nên nhu cầu dinh dưỡng cao hơn và đòi hỏi dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày. Bạn nên cho cún ăn các loại thực phẩm nhiều dinh dưỡng như Thịt heo, bò, cá, trứng,… Phải cho ăn thức ăn nấu chín bạn nhé. Số bữa ăn ở độ tuổi này có thể giảm còn 3-4 bữa/ngày.
Ăn bổ sung rau để nạp thêm vitamin và chất xơ cho cún. Tuyệt đối không cho cún ăn xương to vì rất nguy hiểm. Nếu muốn ăn phải nghiền nhỏ đề phòng hóc xương.
Với chó Husky được hơn 6 tháng tuổi
Thời gian này khi Husky đã lớn và đạt trạng thái sức khỏe tốt nên quá trình chăm sóc cũng dễ dàng hơn. Khoảng thời gian này bạn nên cho chó ăn 2-3 bữa/ngày. Khẩu phần ăn chú trọng bổ sung canxi, nên chọn các loại thức ăn cho chó như như thịt bò, thịt heo, nội tạng động vật, xương,… Ngoài ra Husky cũng cần được bổ sung các loại rau như củ dền, rau chân vịt, bí,…
Để Husky phát triển cơ hàm thì nên cho chúng ăn xương và đồ cứng. Ngoài ra có thể ăn 2-3 quả trứng vịt lộn chín mỗi tuần nếu muốn lông mượt.
3 Cách nuôi chó husky
Chỗ ở cho Husky
Husky có nguồn gốc từ vùng khí hậu lạnh nên quen với băng tuyết và sự khắc nghiệt, nhiệt độ thấp. Khi được nuôi dưỡng ở một nước nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, sự thay đổi môi trường làm chúng dễ bị bệnh cảm, sốt,.. Nên điều đầu tiên khi nuôi dưỡng Husky là hãy cho chúng một nơi ở rộng, thoáng đãng và mát mẻ nhất có thể.
Đồng thời chỗ ở của chúng cũng cần luôn sạch. Trong những ngày nhiệt độ cao có thể cho chúng nằm quạt, ăn những loại thực phẩm mát thanh lọc và bổ sung dinh dưỡng.
Những ngày nắng nóng, bạn hạn chế cho Husky ra ngoài chơi vào buổi trưa nóng. Có thể cho chó ra ngoài vào tối muộn, khi nhiệt độ đã hạ xuống thấp.
Việc tắm và chăm sóc lông
Trong quá trình chăm sóc Husky thì việc tắm và chăm sóc lông cho chúng là việc không thể thiếu. Bạn nên tắm cho chúng 1-2 lần/tháng vì nếu tắm quá nhiều da chúng có thể khô, lông xơ xác và dễ rụng. Tắm quá ít da không vệ sinh, không đảm bảo sức khỏe. Bạn nên sử dụng sản phẩm tắm dành riêng cho chó để lông của chúng óng ả và mượt mà hơn.
Khi tắm xong, dùng khăn lau khô và sấy khô lông ngay lập tức, không được để nước trên người chó quá lâu. Khi thời tiết ẩm ướt, lông cho dày nên có thể khó thoát hơi và khô nhanh chóng càng phải chú ý tới việc sấy khô. Husky có thể bị cảm lạnh nếu bạn để chúng ướt quá lâu đó.
Hãy cắt tỉa lông cho Husky thường xuyên để chúng luôn xinh đẹp và gọn gàng. Việc cắt tỉa lông ngoài công dụng thẩm mỹ cao còn ngăn sự phát triển của bọ ve, vi khuẩn gây bệnh. Bạn có thể tự tỉa lông hoặc đưa Husky tới các cửa hàng chăm sóc thú cưng để có được những diện mạo thú vị và chất nhất.
4 Cách huấn luyện chó Husky
Đây là loài chó dùng kéo xe nên có sức khỏe vượt trội so với những loài chó cảnh khác. Chúng ưa vận động mạnh, thích chạy nhảy nên huấn luyện đôi khi khó khăn.
Huấn luyện chó Husky thực hiện các mệnh lệnh cơ bản
Husky được làm quen với những lệnh cơ bản đầu tiên như đứng, nằm, ngồi, chạy về khi được gọi… Khi Husky đã nhận diện chính xác những mệnh lệnh này, bạn sẽ dễ quản lý chúng hơn, tiết kiệm công chăm sóc. Husky cũng sẽ tự kỷ luật hơn nữa.
Bạn có thể bắt đầu với những gì đơn giản như:
- Cho Husky đứng cạnh rồi hô ngồi xuống
- Khi hô tay ấn chúng xuống trong tư thế ngồi rồi giữ nguyên 10-15s
- Hô “đứng lên” và nhấc người chúng đứng lên, giữ 10-15s
- Lặp lại hành động và chó Husky rất thông minh, chúng sẽ học rất nhanh và hiệu quả
Bạn đổi bài tập với những lệnh khác như “nằm xuống”, “ngưng sủa” hoặc “chạy đi”…
Dạy chó Husky các kỹ năng xã hội
Đưa Husky đi dạo và đến các công viên chó để chúng học cách tương tác với con người. Khi làm quen với thế giới con người, Husky sẽ quen những âm thanh và vật thể bất thường mà không bị hoảng loạn. Bạn cũng cần cho chúng tiếp xúc với thế giới bên ngoài khi chúng được tiêm phòng.
Hãy cẩn thận khi Husky ở cạnh trẻ em vì chúng có thể vô tình làm tổn thương trẻ em do bản năng kéo xe, hoạt động mạnh. Hãy dùng bánh thưởng như một hành động khích lệ chú chó. Cho chúng từ từ tiếp cận con người để chúng luôn thấy yên tâm khi đi dạo chỗ đông người.
5 Những bệnh thường gặp khi nuôi Husky
Những bệnh thường gặp khi nuôi Husky chủ yếu là bệnh về mắt hoặc tiêu hóa, chủ yếu do chế độ ăn và môi trường sống chưa đảm bảo.
- Những bệnh về mắt ở chó Husky: Đục thủy tinh thể, teo võng mạc, suy giáp, mờ mắt,…
- Bệnh loạn sản xương hông
- Bệnh về đường tiêu hóa
- Một số bệnh lý về da
Nếu chó Husky nhà bạn gặp những vấn đề về sức khỏe, hãy mang chúng đến cơ sở thú y gần nhất để được khám và chữa trị kịp thời.
Trên đây những kinh nghiệm A-Z bạn cần để cách nuôi chó Husky mong rằng đã có thể giúp ích cho bạn. Bạn đừng bỏ qua và nhớ ghi chú lại những điều quan trọng để có thể chăm sóc và dạy dỗ những em chó được chu đáo, phát triển khỏe mạnh hơn. Những chú chó là người đồng hành tin cậy và dễ thương của con người. Một khi sở hữu hãy nâng niu và bảo vệ chúng bạn nha.