Con vẹt là một loài chim với trí thông minh vượt xa những loài chim khác khi có thể tiếp nhận học hỏi và bắt chước được ngôn ngữ của thế giới loài người. Loài chim vẹt hiện được nuôi nhiều trong các hộ gia đình yêu thích chim kiểng. Nhìn chung, giống loài của vẹt có nhiều loại với hình dáng đặc điểm khác biệt nhau, có thể tạo ra được sự thú vị của người nuôi với chúng. Cùng tìm hiểu về các đặc điểm cũng như mùa sinh sản của vẹt nhé.
Tổng thể vài nét về con vẹt
Con vẹt hay thường được gọi là loài chim kơ tia, chim két. Loài vẹt là những loài chim với số loài khủng lên đến 292. Loài chim vẹt được tìm thấy nguồn gốc đầu tiên và hiện nay đang sinh sống chủ yếu tại các vùng cận nhiệt đới, vùng nhiệt đới và một số vùng ôn đới tại Nam Bán Cầu, dễ dàng tìm thấy nhất là ở Mỹ hoặc Australia.
Hiện nay, loài vẹt được chia thành 3 họ lớn khác nhau, bao gồm: họ vẹt “thực sự” Psittacoidea, họ vẹt mào Cacatuidae và họ vẹt New Zealand Strigopoidea. Hiện nay, tuy loài vẹt dễ được tìm thấy nhưng theo thống kê, trong tổng số những loài vẹt thì có hơn một phần ba đang nằm trong sách đỏ với nguy cơ tuyệt chủng cao so với loài chim khác.
Đặc điểm khác biệt của con vẹt có tác dụng ra sao?
So với những loài chim khác, con vẹt cúng có những đặc điểm riêng biệt, những đặc điểm từ loài vẹt đều cho chúng những tác dụng riêng. Theo dõi tổng thể, loài vẹt hầu hết có những đặc điểm tương tự nhau, tuy nhiên, ở mỗi họ vẹt khác nhau thì chúng cũng có sự khác biệt về màu lông, kích thước hoặc móng vuốt.
Một số đặc điểm kích thước của vẹt
Kích thước của mỗi loài chim vẹt thì không giống nhau, tổng thể, một số con vẹt khi trưởng thành chỉ nặng từ 1,2kg cho đến 1,7kg nhưng cũng có những giống loài lại nặng lên đến từ 2 cho đến 4kg. Nhìn chung, cơ thể chúng có chiều dài dao động từ con số nhỏ tầm hơn 8cm, cũng có loài lại dài lên đến tận 100cm.
Đầu vẹt các loài đều khá tròn và to, chiếc mỏ to dài là điểm nhấn nổi bật nhất trên khuôn mặt của chúng. Chiếc mỏ trên có chiều dài phát triển hơn so với mỏ dưới và có xu hướng quắp lại vào nhau. Theo nghiên cứu, chiếc mỏ vẹt có cấu tạo lớp sừng cực kỳ chắc chắn và cứng cáp.
Mắt con vẹt to tròn, được biết đến có màu đỏ hoặc đen. Cổ vẹt ngắn và to hơn so với tỷ lệ cơ thể. Một số loài vẹt đặc biệt sở hữu chiếc mào lông to đặc biệt ở ngay trên đỉnh đầu.
Ngực của con vẹt khá nở nang, bụng chúng to và lưng hơi cong lại. Đôi chân của vẹt tuy ngắn nhưng lại khá to và chắc khỏe. Bộ lông được xem như điểm nhấn đặc biệt nhất trên cơ thể của loài vẹt khi bộ lông của loài này rất dày và mềm mượt. Lớp lông bên ngoài hơi cứng nhưng có màu sắc cực bắt mắt và rực rỡ, đa số các loài có màu xanh lá cây và một số loài có màu xanh dương.
Đặc điểm riêng biệt của con vẹt
Với những đặc điểm kể trên, mỗi một đặc điểm riêng về ngoại hình của con vẹt đều giúp chúng thực hiện những nhiệm vụ riêng. Cụ thể: mỏ vẹt cứng và khỏe có tác dụng đập vỏ hạt lấy thức ăn dễ hơn. Chế độ ăn của chúng thường thấy là các loại quả vỏ cứng, chồi và một số loài thực vật.
Phần móng vuốt chân của loài vẹt khỏe khoắn và cứng giúp chúng bám tốt hơn ở trên cây. Nhờ vào đôi chân chắc khỏe với đặc điểm rất riêng, con vẹt dễ dàng leo trèo và di chuyển, lẩn trốn dễ dàng trên những cành cây cao.
Vẹt – Loài chim với trí thông minh ngôn ngữ
Con vẹt được nhiều người nuôi chim kiểng hiện nay yêu thích bởi không chỉ có thể học được tiếng nói của con người mà chúng còn có IQ cực kỳ cao. Một số loài vẹt ưu việt được huấn luyện có khả năng làm xiếc và sở hữu logic làm toán giỏi hơn cả người.
Được biết đến với loài chim có khả năng bắt chước ngôn ngữ, con vẹt được xếp chung với loài chim ác, giẻ cùi và quạ là các loài chim được xem là thông minh nhất trên thế giới. Chính nhờ bộ lông xinh đẹp cùng với khả năng học hỏi tiếng nói loài người nên nhiều người yêu thích và nuôi chúng như thú cưng.
Tuy nhiên, việc nhiều người sưu tập chim để mắt đến giống loài thông minh này đã tạo ra sự mất cân bằng môi trường sống của vẹt, số lượng loài này trong nhiều năm qua vì bị săn bắt mà giảm thiểu đáng kể. Vì thế việc bảo vệ môi trường sống của vẹt cũng như sự tồn tại của chúng là điều cấp thiết hơn cả.
Tập tính kết đôi của con vẹt khá chung thủy, mỗi một con cái chỉ ghép đôi với 1 con đực trong suốt cuộc đời của chúng. Loài này không hoàn toàn là loài di cư, chúng sống ở bất cứ 1 hốc thân cây nhỏ nào và thường không sở hữu đặc tính đánh dấu lãnh thổ của chính mình.
Một số giống con vẹt hiện tồn tại trên thế giới
Hiện nay, giống vẹt có khá nhiều trên thế giới, tuy nhiên có một số loài bị săn bắt quá nhiều, khiến cho loài này đối diện với nguy cơ bị tuyệt chủng cao. Người chơi chim có thể tìm kiếm một số những loài chim vẹt xinh đẹp như vẹt Nam Mỹ, vẹt biết nói, vẹt má vàng Việt Nam,…
Vẹt có phải là loài vật nuôi phù hợp hay không?
Nhiều người đang tìm hiểu về việc sưu tầm chim cảnh trong nhà đặt ra câu hỏi, liệu con vẹt có phải là một loài thích hợp để nuôi trong nhà hay không? Thực chất, việc nuôi vẹt trong nhà hiện nay không phải là một thú vui hiếm gặp. Nuôi và dạy vẹt nói được xem như một hoạt động thú vị của những hội yêu chim cảnh.
Con vẹt có khả năng sinh sản ra sao? Mùa sinh sản của vẹt?
Con vẹt có đặc tính sinh sản theo hình thức đẻ trứng sau khi đã kết đôi với nhau theo chế độ 1 vợ 1 chồng. Vì vậy mùa sinh sản của Vẹt là bất cứ mùa nào trong năm, cặp vợ chồng vẹt đều có thể sinh sản, nhưng thường thấy nhất là sự sinh sản của vẹt vào mùa hè. Khi đến mùa sinh sản của vẹt, cặp vợ chồng vẹt xây tổ cùng nhau ở thân cây và tìm cách lót tổ bằng các sợi rơm và cành cây nhỏ.
Số lượng sinh sản của vẹt trong một lần trung bình rơi vào khoảng 4 đến 8 trứng. Trứng vẹt theo nghiên cứu thì thuộc màu trắng sữa và có kích thước khá nhỏ. Trong quá trình đang ấp trứng từ 17 cho đến 35 ngày, chim vẹt đực có trách nhiệm tìm kiếm thức ăn và cung cấp cho chim vẹt cái.
Sau khi trứng vẹt đã nở ra thành những chú vẹt con, trong quá trình sinh sản, vẹt đực và vẹt cái luân phiên nhau nhiệm vụ giữ tổ và đi tìm kiếm thức ăn để nuôi sống chim con. Quá trình này diễn ra trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 tháng. Sau khi chim vẹt con đã gần hoàn thiện việc mọc lông, chúng sẽ rời đi nơi khác để cặp vẹt bố mẹ chuẩn bị cho việc sinh sản trong mùa tiếp theo.
Môi trường để vẹt có thể sống như thế nào?
Được biết, chim vẹt hiện nay trong tự nhiên thì sống thành bầy đàn để có thể kiếm ăn và bảo vệ lẫn nhau ngăn ngừa những kẻ địch mạnh. Nhờ đặc điểm về ngoại hình và kích thước nên đa số loài vẹt thường khó bắt và nhanh nhẹn. Như đã tìm hiểu từ những phần trước, môi trường sống ưa thích của chúng là vùng khí hậu ấm áp như vùng nhiệt đới.
Tại Việt Nam hiện nay sở hữu hơn 50 loài vẹt khác nhau ở các miền của dải đất hình chữ S. Ngoài ra, để có thể tìm thấy loài chim này, người ta cũng thường đến những khu vực châu Phi, Úc, New Zealand, Đông Nam Á, Nam Á, Nam Mỹ,…
Xem thêm:
- Nhím kiểng có đặc điểm gì? Kỹ thuật nuôi và chăm sóc
- Khỉ đuôi sóc – Loài khỉ đáng yêu và thân thiện nhất thế giới
Lời kết
Có thể thấy hiện nay không ít những gia đình nuôi con vẹt để làm thú kiểng. Việc nuôi vẹt làm thú kiểng mang lại niềm vui riêng cho mỗi một người chủ khi có thể dạy loài chim này nói chuyện. Loài vẹt hiện đang có rất nhiều giống loài với đặc điểm bộ lông màu sắc xinh đẹp, việc chăm sóc cũng cực kỳ dễ dàng, giá thành không quá đắt nên thường được nhiều người yêu chim sưu tầm.