Chó Poodle ăn gì? Nuôi chó Poodle có tốn kém không? Cách nuôi chó Poodle và kinh nghiệm chăm sóc chó Poodle khỏe mạnh đáng yêu. Cùng tìm hiểu chi tiết ở bài viết.
Các đặc điểm nổi bật, đáng yêu của chó săn vịt Poodle
Chó săn vịt Poodle hay còn được gọi là chó Pút đồ, Poodo nổi tiếng là giống chó thông minh thứ 2 thế giới với khả năng học hỏi cực nhanh trong các bài huấn luyện. Đằng sau bề ngoài xinh xắn đáng yêu với bộ lông xoăn xù phủ toàn bộ cơ thể, Poodle là những con chó năng động, vui vẻ, thân thiện với tất cả mọi người, chúng thích bên cạnh chủ và tham gia các hoạt động trong gia đình.
Chó Poodle là giống chó lông xù thân thiện
Một chú chó Poodle khi không được kích thích về thể chất và tinh thần sẽ dễ chán nản và phá phách, nhưng khi sống trong môi trường phù hợp, với người chủ tích cực có thể đáp ứng được các nhu cầu của chúng, chó săn vịt Poodle chắc chắn là một người bạn đồng hành trung thành, thông minh trong gia đình.
Dựa theo kích thước mà chó Poodle được phân loại thành 3 dòng chính thức là: Standard Poodle (chó Poodle khổng lồ), Miniature Poodle (Poodle Mini), Toy Poodle và hai dòng không chính thức là Poodle Tiny và Poodle Teacup (chó Teacup).
Toy Poodle được nuôi phổ biến nhất ở Việt Nam
Trong đó, Toy Poodle là giống chó phổ biến nhất ở Việt Nam với kích thước khoảng 24–28cm và nặng 3-4kg, với kích thước không quá to cũng không quá nhỏ bé, Toy Poodle khá phù hợp với điều kiện sống ở căn hộ nhỏ hay chung cư ở Việt Nam.
Poodle khá đa dạng về màu lông, trong đó Poodle trắng, Poodle đen, Poodle xám hay chó Poodle nâu là các màu sắc được ưa chuộng nhất, bên cạnh đó còn có màu kem, màu vàng mơ…
Không gian và môi trường sống phù hợp với chó Poodle
Với kích thước nhỏ bé của mình, chó Poodle có thể phù hợp với tất cả các môi trường sống, dù đó là nhà có sân vườn rộng rãi ở nông thôn hay những căn hộ chung cư thành phố hoặc một căn phòng nhỏ hẹp, chỉ cần bạn có chế độ chăm sóc cho Poodle phù hợp.
Tuy nhiên, bạn cần dành thời gian để đưa chó Poodle ra bên ngoài để tìm hiểu, khám phá môi trường xung quanh và hoà nhập với mọi người hơn, nếu giữ chúng trong nhà quá lâu, chó Poodle sẽ rất nhút nhác, hung dữ khi thấy người lạ và dễ phát sinh các tật xấu.
Đưa chó Poodle ra bên ngoài vận động cũng là cách để chó Poodle rèn luyện sự dẻo dai, nhanh nhẹn của mình.
Chó Poodle ăn gì? Thức ăn cho chó Poodle
Poodle là giống chó khá kén ăn và có hệ tiêu hoá cũng không quá khoẻ mạnh, thế nên phụ thuộc vào loại Poodle, kích thước cơ thể, sức khoẻ cũng như thói quen, sở thích ăn uống, bạn cần có cách chăm sóc chó Poodle phù hợp.
– Chó Poodle từ 2-4 tháng tuổi: giai đoạn này Cún đã cai sữa mẹ, và thường được đón về nhà mới, Poodle nên được cho ăn từ 4-5 bữa/ngày cách đều nhau, với lượng thức ăn vừa đủ. Bạn có thể cho ăn thử 1 bát nhỏ và theo dõi thói quen ăn trong 1 vài ngày đầu tiên sau đó điều chỉnh cho phù hợp.
Thức ăn cho Poodle lúc này phải thật mềm và loãng như cháo nấu với thịt xay nhuyễn hoặc nếu là đồ ăn khô thì phải được ngâm mềm.
Đối với thức ăn thương mại như hạt cho chó hay Pate cho chó cần lựa chọn loại thức ăn đúng độ tuổi, cân nặng của chó Poodle và là sản phẩm của các thương hiệu uy tín.
Lưu ý chọn các loại thức ăn mà bảng thành phần có thịt động vật nằm ở 5 thành phần đầu tiên (không nên chọn loại thành phần từ phụ phẩm động vật) – đây là nguồn cung cấp Protein quan trọng cho chó Poodle phát triển.
– Chó Poodle từ 4-6 tháng tuổi: Giai đoạn này có thể giảm số bữa ăn xuống còn 3-4 bữa/ ngày. Thức ăn không cần xay nhuyễn nhưng vẫn cần mềm, nhỏ và không có các loại xương, đặc biệt bổ sung thịt cho Poodle trong giai đoạn này như: thịt bò, gà, heo hoặc các loại hải sản như cá, tôm, cua.
Bổ sung thêm rau, củ xay nhuyễn như bí đỏ, cà rốt, bắp cải để cung cấp vitamin và chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa của chó Poodle.
Nếu cho ăn hạt khô thì nên kết hợp với Pate hoặc nước hầm/luộc thịt để chó Poodle không bị thiếu nước và hương vị thơm ngon kích thích chó Poodle ngon miệng hơn.
– Chó Poodle từ 6 tháng tuổi trở đi: đây là giai đoạn bạn nhìn thấy chó Poodle phát triển nhanh nhất, sức ăn cũng tăng lên nên cần tăng lượng thức ăn mỗi bữa và chỉ cần cho chó Poodle ăn 2-3 bữa/ngày.
Thức ăn cho chó Poodle có thể duy trì như giai đoạn trước và bổ sung thêm các loại thực phẩm như trứng vịt lộn giúp lông khỏe, mượt hoặc sữa chua giúp tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Các loại thức ăn tốt cho chó Poodle phát triển
Ngoài ra bất cứ ở độ tuổi nào thì nước sạch vẫn là cần thiết, đảm bảo trong bát của chúng luôn có nước sạch và bạn cần vệ sinh bát nước của Poodle thường xuyên.
Các thực phẩm cần tránh cho Poodle ăn như: các loại nước ngọt, nước uống có cồn, sô cô la, nho và nho khô, hạt mắc ca, xylitol trong bánh kẹo…
Cách vệ sinh, chăm sóc chó Poodle
Bộ lông của Poodle có một cơ chế phát triển khá đặc biệt, đó là một bộ lông xoăn và phát triển liên tục. Tuy không rụng nhiều nhưng lông chó Poodle rất dễ bị rối do lông rụng vướng lại trên lông và tạo thành các nút rối.
Chải lông cho Cún hàng ngày để loại bỏ lông gãy rụng cũng như kích thích các lớp lông mới phát triển khoẻ mạnh hơn. Trước khi bắt đầu chải lông, hãy xịt một lớp sương nhẹ lên bộ lông của Poodle sẽ giúp việc chải lông đơn giản hơn. Chải lông toàn bộ cơ thể theo chiều mọc của lông và đừng bỏ quên lưng dưới bụng và sau tai.
Tỉa lông Poodle 3-8 tuần một lần, lông của chó Poodle luôn dài ra, vì vậy, bạn cần phải tỉa lông Poodle để giữ cho chúng gọn gàng. Bạn có thể học cách tự tỉa lông Poodle đẹp qua các hướng dẫn trên mạng hoặc đến Spa thú cưng để tạo các kiểu lông Poodle sành điệu hơn, ngoài cắt các kiểu lông Poodle còn có dịch vụ nhuộm lông cho Poodle, Poodle nhuộm lông trông khá lạ mắt và thời thượng.
Khi chải lông, hãy kiểm tra các vết loét, phát ban hoặc các dấu hiệu nhiễm trùng như mẩn đỏ, đau hoặc viêm trên da, ở mũi, miệng, mắt và bàn chân. Mắt phải trong, không bị đỏ hoặc tiết dịch. Việc kiểm tra cẩn thận hàng tuần sẽ giúp bạn phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Tắm cho chó Poodle
Để giữ cho chó Poodle luôn sạch sẽ, thơm tho, không bị các vấn đề viêm, nhiễm trên da bạn cần tắm cho chó Poodle mỗi tuần hoặc nhiều hơn nếu chó Poodle vận động nhiều và bị bẩn. Sử dụng sữa tắm dành cho chó lông xù để tắm cho chó Poodle, không nên xử dụng dầu gội của người hoặc xà phòng để tắm sẽ làm cho da chó Poodle bị kích ứng.
Đối với chó Poodle trắng bạn có thể sử dụng loại sữa tắm dành riêng cho chó lông trắng để giúp tẩy các vết bẩn và giữ cho bộ lông trắng sạch.
Đặc biệt lưu ý, sau khi tắm xong cần xả sạch xà phòng trên cơ thể chó Poodle và sấy lông thật khô. Nước hay xà phòng còn dưới da, lông chó Poodle sẽ làm cho chó Poodle bị hôi, bị ngứa và dễ viêm da.
Vệ sinh tai cho chó Poodle
Chó Poodle được khuyên nên tỉa bớt lông tai để giúp cho không khí lưu thông tốt hơn, giảm nguy cơ nhiễm trùng tai và các mùi hôi, tuy nhiên để chắc chắn Cún của bạn có nên tỉa lông tai không thì hãy tham khảo ý kiến bác sỹ thú y vì nếu không đúng cách có thể khiến tai chó Poodle bị đau và viêm.
Ngoài ra nếu thấy các dấu hiệu gì bất thường ở tai của Cún như có mùi, Cún nghiêng đầu 1 bên, hoặc liên tục ngoái tai, thì cần cho chúng đến thú y ngay nhé.
Chăm sóc răng cho chó Poodle
Các giống chó xù nhỏ như Poodle thường có sức khoẻ răng miệng không được tốt, khả năng đọng cao răng và hơi thở có mùi hôi nặng hơn các giống chó khác, thế nên cần đánh răng cho chúng bằng kem đánh răng của trẻ em hoặc kem đánh riêng dành cho thú cưng, tuyệt đối không sử dụng kem đánh răng của người lớn vì khi chó nuốt phải thành phần florua, chúng có thể bị đau bụng.
Việc cho Cún ăn thức ăn khô sẽ hạn chế các vấn đề về răng hơn, nhưng nếu Cún của bạn ăn thức ăn ướt hãy tập thói quen đánh răng cho chó hàng ngày. Nếu Cún không hợp tác trong việc đánh răng, hãy cho chúng nhai xương làm sạch răng mỗi ngày có thể giúp chúng làm sạch răng.
Cắt móng cho chó Poodle
Móng của chó Poodle cần được cắt khi bạn nghe thấy tiếng lách cách tạo ra trên sàn nhà. Cắt móng cũng là cách để hạn chế tình trạng móng dài và đâm vào da thịt, thậm chí là mắt mũi của Cún khi chúng đưa chân lên để gãi hoặc hạn chế làm trầy xướt các bề mặt của ngôi nhà.
Tuy nhiên, cũng như các giống chó khác, nếu không tự tin trong việc cắt móng vì sẽ dễ cắt nhầm phần bên trong móng chân làm Cún bị đau và chảy máu thì bạn hãy đưa Cún đến Spa nhé.
Cách dạy dỗ, huấn luyện chó Poodle
Một chú chó Standard Poodle yêu cầu được tập thể dục thường xuyên để khoẻ mạnh, duy trình cân nặng cơ thể, chúng có một nguồn năng lượng dồi dào cần được giải phóng, lịch sử của Poodle khổng lồ là chó thể thao, nên chúng sẽ bị dư thừa năng lượng nếu không vận động mạnh, ngoài ra với sự thông minh của mình, chó Poodle cần được kích thích về mặt tinh thần để linh hoạt nhanh nhẹn hơn.
Nhưng nếu Cún của bạn là Toy Poodle hoặc Poodle Tiny hay chó Teacup thì yêu cầu được vận động chó Cún chỉ ở mức vừa phải hoặc thấp. Toy Poodle chỉ cần được dành khoảng 30ph mỗi ngày để đi dạo ra bên ngoài và chơi một số trò chơi ném bắt nhẹ nhàng là được, nếu trong nhà có không gian thì bạn cũng có thể cho chúng chạy nhảy bên trong nhà.
Giống như các giống chó khác, Poodle cần được huấn luyện vâng lời và các mệnh lệnh cơ bản từ nhỏ, hoặc khi mới về nhà mới với chủ mới.
Poodle là giống chó rất thông minh và luôn háo hức làm hài lòng chủ, nên việc huấn luyện chúng sẽ không quá khó khăn. Các mệnh lệnh cơ bản mà chó Poodle có thể tiếp thu rất nhanh như: Gọi tên, lệnh đứng, ngồi, nằm, đi ra, đi vào hoặc gọi tới.
Lúc đầu, có thể dùng thức ăn để tạo động lực cho Poodle trong khi huấn luyện, sau đó chỉ cần vuốt đầu hoặc khen ngợi chúng.
Huấn luyện chó Poodle tự chơi một mình cũng rất quan trọng, vì giống chó này rất gắn bó với chủ nhân và luôn lo lắng nếu bị bỏ rơi, thế nên hãy tập cho chúng ở một mình từ khi còn nhỏ, đơn giản bằng cách cho chúng ở trong chuồng với đồ chơi từ 20-30ph mỗi ngày khi bạn ở phòng khác hoặc làm việc khác, dần dần chúng sẽ quen với việc ở một mình.
Chó Poodle phát triển mạnh nhờ sự kích thích tinh thần, vì thế hãy dành thời gian mỗi ngày để chơi và dạy Poodle một trò mới hay ho nhé.
Các vấn đề sức khoẻ của chó Poodle
Chó Poodle về cơ bản là giống chó khoẻ mạnh, có tuổi thọ dài từ 12-15 năm, nhưng giống như các giống chó khác, Poodle sẽ mắc một số tình trạng sức khoẻ, không phải tất cả Poodle đều mắc bệnh, nhưng quan trọng là bạn biết được Cún đang gặp vấn đề gì qua các dấu hiệu và chữa trị phù hợp.
Các bệnh của chó Poodle có thể là do di truyền, do bẩm sinh hoặc phát sinh trong quá trình sống. Cụ thể, các vấn đề sức khoẻ phổ biến nhất của chó Poodle là:
– Các bệnh di truyền: các vấn đề xương khớp hay bệnh động kinh (PDE) hay bệnh Addison khá phổ biến ở chó Poodle, xuất hiện do di truyền. Do đó, hãy chọn nuôi chó Poodle từ các địa chỉ uy tín, rõ ràng nguồn gốc để tránh các vấn đề sức khoẻ này.
– Các bệnh nhiễm virus nguy hiểm ở chó: bệnh Parvo, bệnh Care, ho cũi chó… Đây là các vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng với bất kỳ chú chó nào và cách tốt nhất chính là phòng bệnh bằng cách tiêm vac-xin cho chó đầy đủ và đúng lịch. Lưu ý, nên mang Cún về nhà khi đủ 2 tháng tuổi trở lên và đã được tiêm 2 mũi vac-xin.
– Chứng giãn dạ dày-Volvulus: Thường được gọi là chứng đầy hơi, đây là một tình trạng đe dọa tính mạng ảnh hưởng Poodle, đặc biệt nếu chúng được cho ăn một bữa lớn mỗi ngày, ăn nhanh, uống nhiều nước sau khi ăn, và vận động mạnh sau khi ăn.
– Các vấn đề trên da, lông: Chó Poodle có thể gặp các vấn đề trên da như lông rụng nhiều, chó Poodle bị viêm da do nấm, ngứa, do ký sinh trùng… Điều này làm ảnh hưởng đến ngoại hình và sức khỏe lâu dài của chó Poodle. Do đó, bạn cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cho chó Poodle, chải lông thường xuyên, sổ giun cho chó Poodle theo lịch và giữ cho môi trường sống luôn thoáng mát, sạch sẽ.
Các câu hỏi phổ biến về cách chăm sóc chó Poodle
Nuôi chó Poodle có tốn kém không?
Chó Poodle khá kén ăn và cần loại thức ăn phù hợp với chúng, do đó bạn cần đầu tư cho chó Poodle chế ăn tốt, đảm bảo dinh dưỡng cho Cún. Ngoài ra, chó Poodle có nhu cầu cắt tỉa lông theo định kỳ vì lông dài sẽ dễ bẩn và che khuất tầm nhìn, nếu bạn muốn chó Poodle đẹp, “”thời thượng”” hơn thì hãy cân nhắc cho chó Poodle đến cửa hàng chăm sóc thú cưng để cắt tỉa lông.
Ngoài ra các chi phí khác như vệ sinh, tắm rửa, chăm sóc sức khỏe thì chó Poodle cũng có nhu cầu như các giống chó khác.
Chó Poodle con ăn gì?
Chó Poodle con từ 2-4 tháng tuổi đã cai sữa mẹ, và thường được đón về nhà mới, Poodle con nên được cho ăn từ 4-5 bữa/ngày cách đều nhau, với lượng thức ăn vừa đủ.
Thức ăn cho Poodle lúc này phải thật mềm và loãng như cháo nấu với thịt xay nhuyễn hoặc nếu là đồ ăn khô thì phải được ngâm mềm.
Đối với thức ăn thương mại như hạt cho chó hay Pate cho chó cần lựa chọn loại thức ăn đúng độ tuổi, cân nặng của chó Poodle và là sản phẩm của các thương hiệu uy tín. Lưu ý chọn các loại thức ăn mà bảng thành phần có thịt động vật nằm ở 5 thành phần đầu tiên (không nên chọn loại thành phần từ phụ phẩm động vật) – đây là nguồn cung cấp Protein quan trọng cho chó Poodle phát triển.
Lông chó Poodle có rụng nhiều không?
Bộ lông của Poodle có một cơ chế phát triển khá đặc biệt, đó là một bộ lông xoăn và phát triển liên tục. Tuy không rụng nhiều nhưng lông chó Poodle rất dễ bị rối do lông rụng vướng lại trên lông và tạo thành các nút rối. Chải lông cho Cún hàng ngày để loại bỏ lông gãy rụng cũng như kích thích các lớp lông mới phát triển khoẻ mạnh hơn.
Trên đây là kinh nghiệm, cách nuôi chó Poodle khỏe mạnh nhanh lớn, chúc bạn nuôi thành công!