Hiện nay, mèo Ba Tư đang được khá nhiều người ở Việt Nam săn lùng và chăm nuôi. Bộ lông óng mượt, khuôn mặt xệ biểu cảm là những đặc điểm nổi bật ở giống mèo Ba Tư khiến ai cũng muốn sở hữu. Tuy nhiên, trước khi đem em nó về nhà, bạn nên tìm hiểu thật kỹ về cách nuôi mèo Ba Tư để có thể chăm sóc tốt cho thú cưng của mình.
1. Mèo Ba Tư có nguồn gốc từ đâu?
Cái tên đã nói lên tất cả về nguồn gốc của giống mèo này. Khởi điểm của chúng bắt đầu từ đất nước Ba Tư cổ đại mà ngày nay là Iran. Sau đó mèo Ba Tư được đem qua châu Âu, và du nhập vào Việt Nam cũng như nhiều nước khác trên thế giới trong thời gian gần đây.
Có thể bạn quan tâm:
- Mèo Ba Tư lông dài và những thông tin bạn cần biết!
- Tại sao cần lau mắt mèo Ba Tư? Các bước lau mắt chuẩn?
- Mèo ba tư hay bị bệnh gì? Cách nhận biết và điều trị nhanh
Với vẻ ngoài quý tộc có đôi chút ngộ nghĩnh, mèo Ba Tư đang rất được nhiều người yêu thích. Ở Anh, mèo Ba Tư trở thành thú cưng đặc biệt của các vị nữ hoàng trong khoảng thế kỉ thứ 17.
Sự phát triển của công nghệ ngày nay cùng nhu cầu cải thiện không ngừng về nòi giống thì đã có sự xuất hiện của mèo Ba Tư lai. Những giống mèo Ba Tư lai Anh, mèo Ba Tư lai Nga ra đời ngày càng nhiều việc lựa chọn cách nuôi mèo Ba Tư đúng đắn là rất cần thiết.
2. Cách nuôi Ba Tư tốt nhất
Mèo Ba Tư có những đặc điểm như bộ lông dày 2 lớp, lớp bên ngoài là lớp lông dài, bên trong ngắn giữ ấm tốt cho cơ thể. giống như mèo cảnh thông thường, mèo Ba Tư rất hay rụng lông, nhiều nhất là vào 2 mùa Xuân, Hè. Chúng có tính cách khá trầm, không thích chạy nhảy, đùa nghịch như những loài mèo khác. Vì ít vận động nên khả năng tiềm ẩn các bệnh về tim mạch, thận, béo phì,… là khá cao. Vì thế, nắm rõ cách chăm sóc mèo Ba Tư sẽ giúp các “boss” luôn khỏe mạnh.
2.1 Cho mèo Ba Tư ăn gì?
Cách nuôi mèo Ba Tư luôn khỏe mạnh đó là luôn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho chúng. Những chất dinh dưỡng mà một chú mèo Ba Tư bao gồm:
- Chất đạm: cá, pate, thịt gà, thịt bò, nội tạng động vật,…
- Chất xơ: rau củ quả, hạt thức ăn khô,…
Ngoài ra, bạn có thể cung cấp thêm cho các “boss” các chất khoáng và vitamin tăng cường sức đề kháng. Lưu ý không nên cho mèo ăn thịt lợn, socola, đồ lên men, sữa bò có đường,… không tốt cho hệ tiêu hóa của mèo Ba Tư, đôi khi còn gây nên tình trạng nguy hiểm, tệ hơn là tử vong. Đặc biệt với mèo Ba Tư lai nhiều lần không thuần chủng hệ miễn dịch kém, không thích ứng được.
Nếu quá bận rộn không có thời gian nấu nướng, bạn có thể chuẩn bị thức ăn đóng gói sẵn cho mèo. Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều thương hiệu thức ăn cho mèo bạn có thể tin tưởng được. Tùy theo độ tuổi, nhu cầu, sở thích của mèo để chọn được loại thích ăn phù hợp.
2.2 Chăm sóc lông cho mèo Ba Tư
Khi học cách nuôi mèo Ba Tư bạn cũng cần phải biết cách chăm sóc lông của chúng. Để duy trì được bộ lông mượt mà, các việc cần làm là phải chải lông thường xuyên cho các “boss”. Nên chải đều đặn mỗi ngày bằng lược chải chuyên dụng cho chó mèo. Nếu lông mọc mọc chưa dài thì cũng không phải trải vì sẽ gây ra tình trạng rụng lông sau này nếu lông rối hay bết. Những chú mèo Ba Tư lai Anh hoặc mèo Ba Tư lai Nga có những bộ lông dày và dài, chính vì vậy công việc chăm sóc lông cho mèo rất cần được quan tâm.
Lông mèo Ba tư có 2 lớp và dài, vì thế việc chăm sóc lông cũng khá phức tạp
2.3 Tắm cho mèo
Học cách chăm sóc mèo Ba Tư không thể thiếu công đoạn tắm cho mèo. Những chú mèo nói chung đều không thích nước và không ưa gì việc phải đi tắm. Tuy nhiên mèo Ba Tư cũng không làm khó bạn đâu nên quá trình tắm không cần phải vất vả như nhiều giống mèo khác. Việc tắm cho mèo Ba Tư nên được diễn ra khoảng 1 lần/tuần.
Xem thêm:
- Chó Husky là chó gì? Nuôi Husky có khó như bạn nghĩ không?
- Chihuahua – giống chó có ngoại hình nhỏ bé đến từ Mexico
2.4 Chăm sóc sức khỏe
Một vấn đề khác cũng cần được quan tâm trong cách nuôi mèo Ba Tư đó là chăm sóc sức khỏe các bé. Bạn nên thường xuyên vệ sinh tai, mắt và miệng cho mèo Ba Tư. Mắt mèo thường hay chảy nước và đóng rỉ. Nếu không được làm sạch mà để lâu ngày sẽ dẫn tới nhiễm trùng, đau mắt. Không chỉ dừng lại ở vệ sinh cơ thể, bạn cần đem mèo đi tiêm phòng, tẩy giun hàng năm và chú ý tới biểu hiện của các bé mỗi ngày. Nếu có dấu hiệu bất thường như bỏ ăn lâu ngày, tiêu chảy,… cần đem mèo đến trung tâm thú y để kiểm tra.
Trên đây là cách nuôi mèo Ba Tư chi tiết gửi đến các bạn. Hy vọng với những kiến thức hữu ích trên, “boss” nhà bạn sẽ được khỏe mạnh.
Tổng hợp: petdep.net