Chim yến rất quen thuộc hiện nay với rất nhiều người, không chỉ dừng lại ở giá trị dinh dưỡng, mà nó còn mang giá trị tinh thần đặc biệt. Hiện nay, yến chủ yếu được con người nuôi, khai thác lấy tổ, hoặc thịt, cung cấp, bồi bổ sức khỏe cho con người. Ngoài ra, loài chim này được xây dựng hình ảnh đẹp trong nhiều nét văn hóa của người Việt từ xa xưa cho đến hiện nay.
Tổng quan từ A đến Z về chim yến cho bạn đọc
Chim yến là một loài chim đặc biệt, mang nhiều giá trị đến cuộc sống của con người nên chúng rất được coi trọng hiện nay. Vậy nên, đối với từng đối tượng mong muốn khai thác yến ở bất cứ phương diện nào trước hết cần hiểu về loài chim này trước đã, để có cái nhìn tổng quát, chân thật nhất về chúng.
Đặc điểm cơ bản hình dáng chung của chim yến
Yến có hình dạng khá đa dạng tùy thuộc vào giống loài, khu vực sinh sống mà có cơ thể khác nhau. Loại chim yến nhỏ nhất có kích thước trọng lượng cơ thể chỉ 6gam và chiều cao 10cm. Nhưng yến khổng lồ có thể đạt tới 190g với chiều dài cơ thể lên đến 25cm.
Ngoại hình của chim yến cũng khá đặc biệt, với đôi chân ngắn dễ nhận biết, đi cùng với bộ cánh dài dùng để chủ yếu cho việc bay lượn, bám víu vào vách đá. Chứ yến đặc trưng không hay đi lại nhiều như những loài chim khác nên chân nhỏ bé là như vậy.
Ngoại hình của cả yến đực và yến cái đều cân bằng nhau, chúng có sải cánh cực rộng cùng màu lông chủ yếu là nâu. Đặc điểm bay, cùng đôi cánh lớn giúp cho chim yến có thể săn mồi ngay cả khi đang bay lượn trên không trung.
Đặc điểm tính cách và tập tính của chim yến
Chim yến có đặc điểm tính cách hiền lành, chịu khó, và có sức bền bỉ, dẻo dai cao. Đó là lý do mà loài chim này có thể sống tại nơi có địa hình khó khăn, khí hậu khắc nghiệt chủ yếu ở các vách núi cao, hiểm trở.
Tập tính sinh sống cũng từ đó hình thành, với các móng vuốt cứng, sắc nhọn giúp yến dễ dàng cào, bấu vào địa hình thẳng đứng, như vách núi đá cao, thân cây treo leo. Cùng với đó, chúng có thói quen sống theo bầy đàn, bay lượn và sinh sản theo chu kỳ và thời gian cố định trong năm với cách thức xây tổ bằng nước bọt, hay huyết độc đáo.
Yến sống chủ yếu ở môi trường có khí hậu ôn đới gió mùa, cùng khí hậu nhiệt đới, nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam. Chúng cư ngụ ở khắp mọi nơi từ đồng cỏ, sa mạc, máy núi hiểm trở, hay các tòa nhà tại đô thị chọc trời,… Tất cả những điều này mang lại cái nhìn rất đặc biệt về chim yến.
Chi tiết về quá trình sống của chim yến
Chim yến sinh sống theo vòng đời như nhiều loài chim và động vật khác trên trái đất. Chúng cũng từ lúc sinh ra, kiếm ăn, phát triển, làm tổ, sinh nở và chết đi. Vậy nên chúng ta sẽ cùng đi chi tiết vào các đặc điểm đời sống của yến để thấy được giá trị mà chúng mang lại nhé!
Cách thức làm tổ của chim yến
Chim yến có cách thức làm tổ độc đáo, đó là dùng chính nước bọt của mình tạo độ kết dính khi làm tổ. Chất nền mà chúng sử dụng đến từ các loại lá cây, cành cây được gắn lên khu vực vách đá, cành cây, … để hình thành dần tổ. Khi bắt đầu vào mùa sinh sản, cùng tập tính bầy đàn nên Yến bắt đầu làm tổ theo một khoảng thời gian nhất định cùng với nhau.
Với loài chim có sự yêu thương, đùm bọc, đoàn kết nhất định mà ban đầu chim yến đực sẽ mời gọi con cái về sống chung. Sau đó, cả hai con chim tiến hành cùng nhau xây đắp lên một chiếc tổ hoàn chỉnh để phục vụ cho quá trình đẻ trứng của mình.
Đến giai đoạn bắt đầu sinh sản, một công cụ hữu hiệu được hình thành ở cả hai chú chim đó là tuyến nước bọt. Tại hai bên má chim phình to ra, nước bọt được tiết ra và mỏ hoạt động kéo sợi để bện tổ cùng các lớp nện. Cả quá trình làm tổ sẽ diễn ra trong 45 cho đến 50 ngày liên tục cho đến khi tổ con là con gái bắt đầu đẻ trứng.
Yến sinh sản như thế nào trong môi trường hiện nay
Chim yến đến mùa sinh sản thường giao động từ tháng 3 cho đến tháng 4 là giai đoạn chim đực ghép đôi, xây tổ, đẻ trứng với con cái. Quá trình này diễn ra có quy luật và giờ giấc nhất định, cụ thể ban ngày kiếm ăn và đến chiều tối từ 17 đến 18 giờ chúng sẽ bay về tiết bọt để xây tổ sau khi nghỉ ngơi xong 1 tiếng.
Loài chim này được mệnh danh là siêu cần cù khi liên tục tiết bọt, bện tổ kéo dài đến 3-4 giờ sáng hôm sau. Tốc độ tiết bọt xây tổ tăng lên từng ngày, có thể đạt tối đa lên đến 15 sợi cho đến khi hoàn thiện tổ rơi vào 50 ngày.
Tổ chim được hình thành, chim cái và chim đực tiến hành giao phối với nhau vào ban đêm. Để đạt hiệu suất sinh nở, mỗi ngày chúng sẽ giao phối từ 3 cho đến 4 lần khoảng 8 đến 10 ngày trước khi sinh. Sau đó cả chim yến bố và mẹ sẽ đều có trách nhiệm chăm sóc và nuôi dưỡng đàn con.
Nhiệm vụ được chia đều cho chim yến cái và đực, nếu cái ấp trứng con đực sẽ lo kiếm ăn và ngược lại. Tuy nhiên có điều khác lạ là sau khi đã quy định chỉ 1 con chim làm 1 nhiệm vụ chứ không có quá trình đổi qua lại lẫn nhau. Còn đế thời điểm, chim non ra đời thì cả chim bố và chim mẹ đều đi kiếm ăn, chăm lo đều đặn cho đàn con.
Thức ăn chủ yếu của chim yến
Chim yến có đa dạng nguồn thức ăn, được chúng sử dụng từ khi còn bé cho đến khi trưởng thành. Những nhà chăn nuôi yến có thể tham khảo để lên danh sách thực đơn cần thiết đảm bảo dinh dưỡng cho yến nuôi như dưới đây.
- Yến ăn các loại côn trùng chủ yếu thuộc bộ cách màng chiếm phần lớn là hơn 60% có thể ví dụ các loài kiến là món khoái khẩu của chim yến.
- Thứ hai, loại thức ăn chiếm 14,7% đó là mối hay họ nhà mối thuộc bộ cánh đều.
- Thứ ba, đó là bộ hai cánh dễ liên tưởng nhất là ruồi với 7,8% (đặc biệt là ruồi giấm được chủ nuôi chọn là thức ăn chính cho kiến với hàm lượng dinh dưỡng cao.
- Cuối cùng, tỷ lệ thấp nhất là một số loài côn trùng, sâu bọ khác cũng có thể trở thành món ăn của yến.
Giá trị dinh dưỡng đỉnh cao của tổ yến
Tổ yến là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng vô cùng cao đối với sức khỏe con người. Đến nay, tùy vào sự quý hiếm, quá trình khai thác, hay đơn thuần là yến nuôi nhốt sẽ có giá phù hợp.
Các tổ yến khai thác tự nhiên, yến huyết, yến cao cấp sẽ có giá thành cao, mang công dụng tốt. Còn những loại yến nhân tạo, vẫn có công dụng bồi bổ, tuy vậy giá sẽ rẻ đi. Người dùng căn cứ vào kinh tế cũng như nhu cầu để chọn được sản phẩm sao cho phù hợp
Nhìn chung, tổ yến đều có công dụng làm đẹp, dưỡng nhan, bồi bổ sức khỏe, chống lão hóa rất tốt. Yến với hàm lượng axit amin tiết ra từ nước bọt và cả huyết một cách tự nhiên từ chim yến còn có khả năng tăng cường sự tập trung và tăng khả năng ham muốn của phái mạnh. Vậy nên loại thực phẩm này mới quý giá và đắt đỏ là như vậy.
Xem thêm:
- Rùa – Những tập tính đặc biệt của loại động vật “trường thọ”
- Chim Chào Mào – Cách cho ăn, chăm sóc chuẩn xác nhất
Tóm lại
Chim yến là một giống chim có tập tính độc đáo, sức bền bỉ, mang giá trị to lớn về sức khỏe, kinh tế cho con người. Vậy nên, yến mới được liệt vào danh sách những loại chim cần được nhân giống và bảo vệ số 1 hiện nay.