test

Chuột Hamster – Sinh vật múp míp, dễ thương nhất hành tinh

Chuột Hamster là một trong những vật nuôi, thú cưng được ưa chuộng nhất ngày nay, thậm chí là hơn cả mèo và chó. Sở hữu một ngoại hình tròn trĩnh nhỏ nhắn cực kì đáng yêu, dễ dàng đốn tim mọi con người đối diện nó. Tuy nhiên, nuôi những sinh vật này không phải là điều dễ dàng, đặc biệt là với những người chưa có kinh nghiệm. Cần trang bị ngay trước khi muốn tậu một em chuột dễ thương này.

Giới thiệu về giống chuột Hamster

Chuột Hamster còn được gọi là chuột đuôi cụt hay chuột đất vàng là một sinh vật thuộc họ Cricetinae. Giống như các loài chuột khác, nó cũng được xếp vào động vật gặm nhấm. Nó không phải sinh vật có hại như các loại chuột khác mà có thể sử dụng để thí nghiệm hay làm thú cưng. 

Những chú chuột dễ thương hiền lành
Những chú chuột dễ thương hiền lành

Nguồn gốc của sinh vật đáng yêu 

Chuột Hamster không hoàn toàn là một sinh vật tự nhiên, có tập tính tính và hành vi hình thành từ sự tiến hoá và chọn lọc tự nhiên mà đến một phần từ quá trình lai tạo trong phòng thí nghiệm. Giống ban đầu được phát hiện bởi con người vào năm 1839 tại Syria, gọi là Golden Hamster.

Tại Trường Đại học Hebrew ở Jerusalem, với mục đích phục vụ thí nghiệm, chúng được đem đi nhân giống và lai tạo, tạo ra một giống chuột to hơn những Golden Hamster thông thường. Và từ đây chúng xuất hiện trên hầu hết các phòng thí nghiệm trên thế giới.

Những giống chuột Hamster rất nhỏ, dễ bế, di chuyển lại thêm đặc tính hiền lành, dễ thích nghi, không mang mầm bệnh nên chúng không chỉ được sử dụng trong thí nghiệm mà còn là sinh vật được con người yêu thích. Ngay nay, những sinh vật này xuất hiện nhiều hơn trong đời sống hằng ngày với vai trò là thú cưng.

Một số thông tin cơ bản về Hamster

Chúng là những sinh vật gặm nhấm nhỏ bé, với kích thước những chú chuột trưởng thành chỉ từ 5 – 13cm, trọng lượng khoảng 50 – 200g, vừa xinh trong lòng bàn tay. Sở hữu bộ lông mượt, mắt tròn đen nhanh, cùng với tứ chi và đuôi ngắn ngủn, tai nhỏ hơn các giống chuột khác.

Tuổi thọ của một con chuột Hamster rất ngắn, chỉ khoảng từ 1 – 2 năm. Tuy nhiên bù lại chúng lại sở hữu khả năng sinh sản cực mạnh. Chuột cái mang thai khoảng từ 18 – 22 ngày,  mỗi tháng một lứa, mỗi lứa từ 7 – 10 con chuột non.

Chuột Hamster sinh sản mạnh
Chuột Hamster sinh sản mạnh

Môi trường sống thích hợp dành cho Hamster

Chuột Hamster yêu thích sống tại những nơi khô ráo, ấm áp, không gần nguồn nước như hoang mạc, bán hoang mạc, thảo nguyên,… Chúng là những thợ đào hang lành nghề, thường làm hang ở độ sâu 0,7m so với mặt đất. 

Tuy nhiên, chúng cũng là loài thích ứng rất giỏi, có thể thay đổi thói quen, tập tính bởi môi trường hoặc các tác động con người. Vậy nên, bạn có thể khiến chú chuột Hamster của mình dần thích nghi với điều kiện tại nhà, nhưng vẫn nên tránh để chuột bị lạnh hay ướt.

Hành vi thói quen của những chú chuột Hamster

Chuột Hamster có thói quen tích trữ lương thực như các loài gặm nhấm khác. Đặc biệt, chúng có một hàm răng dài để gặm nhấm những loài gặm, ăn các thức ăn và một túi má lớn để chứa đồ ăn. Ngoài thói quen hay gặm nhấm các đồ vật, đồ ăn ra, chúng thường nhét đồ ăn vào hai má, khiến chúng phồng lên, vô cùng đáng yêu.

Đây là một sinh vật ngủ nhiều và rất nhiều vào ban ngày, chúng ngủ đến tận 8 – 12 tiếng và chỉ thức dậy để đi tìm đồ ăn. Trong khi ngủ, chúng không thích bị làm phiền, kể cả khi đó là chủ nhân của chúng. Điều này khiến nhiều người chủ phải lo lắng về cân nặng và hình thể của bé chuột nhà minh.

Một số loài Hamster sẽ thích lối sống bầy đàn, cộng đồng như các loài chuột khác, nhưng mối số khác thì có tính chủ quyền lãnh thổ cao. Dù hiền lành nhưng chúng vẫn sẽ sẵn sàng tấn công những vật lạ khác dám xâm phạm vào lãnh thổ của chúng. 

Một số loại chuột Hamster dễ thương

Chuột Hamster quả thật là một sinh vật đáng yêu và dễ thương bậc nhất. Trong số nhiều loài, chủng Hamster khác nhau, có những loài còn là dễ thương nhất trong số những loài dễ thương. Nếu có ý định nuôi, bạn có thể tham khảo một số loài Hamster sau:

  • Hamster Winter White: Nghe cái tên bạn hẳn sẽ liên tưởng đến những chú Hamster lông trắng muốt như tuyết. Nhưng không, nó là loài có nhiều màu để cho bạn chọn lựa như vàng chanh, trắng sọc, trà sữa, sapphire,… Giá tham khảo có thể từ 100.000 – 150.000 VNĐ.
  • Hamster Robo: Nó là giống Hamster nhỏ nhất trong các các giống Hamster. Chính vì thế, chúng cũng là loài dễ thương bởi sự nhỏ nhắn này. Chúng cũng có tuổi thọ dài hơn hẳn, có thể sống được 3 hay thậm chí là 4 năm. Giá tham khảo khoảng từ  150.000 – 200.000 VNĐ.
  • Hamster Bear: Đây là loại Hamster được nhiều người nuôi nhất. Nó là loài Hamster “béo” nhất nhưng cũng là loài rắn rỏi, nhanh nhẹn hoạt bát. Chính sự “béo” này mà có thể diễn tả đầy đủ vẻ dễ thương của một bé Hamster. Giá tham khảo khoảng 100.000 – 300.000 VNĐ.

Hamster dễ thương
Hamster dễ thương

Cần chuẩn bị gì khi nuôi Hamster?

Nuôi chuột Hamster ngoài việc mua chuột ra còn phải chuẩn bị rất nhiều vật dụng từ nhỏ nhất đến lớn nhất, dù có những khoản chi ít hơn các loại chó, mèo cảnh nhưng vẫn cần có một khoản tiền kha khá để đầu tư cho những sinh vật dễ thương này. Một số vật dụng cần thiết khi nuôi Hamster:

  • Lồng chuột: Chuột Hamster rất nhỏ, để tránh những nguy hiểm, tránh bỏ nhà ra đi thì một chiếc lồng là không thể thiếu. Lồng chuột còn sẽ có tác dụng giữ ấm vào mùa đông. 
  • Bình uống nước: Vì chuột Hamster rất nhạy cảm với nước, dễ bị cảm. Vì những chiếc bát chứa nước chuột sẽ rất dễ bị ướt, vậy nên, chúng cần uống trong những bình chuyên dụng.
  • Bát ăn: Loại không quá cao, quá thấp, có thể thay thế bằng các vật dụng tại nhà. Cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ bát ăn và bình uống nước.
  • Khay vệ sinh và cát vệ sinh: có thể sử dụng các loại cát, khay dành cho mèo. Thay và loại bỏ các chất thải thường xuyên.
  • Bồn “tắm”: Chuột Hamster không tắm bằng nước, mà sử dụng cát. Nếu không chuẩn bị một bồn tắm thì chúng rất có thể sử dụng cát ở các khay vệ sinh.
  • Máy tập thể dục: Là đồ không thể thiếu, dù ngủ nhiều nhưng chuột Hamster cũng cần vận động, nếu không chúng sẽ béo phì, dễ sinh bệnh, và có hiện tượng cắn lồng hay stress.
  • Đồ mài răng: Đồ để chúng cắn, gặm, nếu không có nó sẽ cắn lồng.
  • Mùn cưa, mạt gỗ.

Hamster cần vận động
Hamster cần vận động

Cho Hamster ăn gì?

Chuột Hamster là động vật ăn tạp, nên đồ ăn cho chúng tương đối dễ dàng. Tuy nhiên, món khoái khẩu của chúng vẫn là các loại hạt nhiều dinh dưỡng như hạt dẻ, hạt bí, hạt hướng dương, hạt kê,… Ăn những loại đồ ăn này cũng giúp Hamster của bạn mũm mĩm, đáng yêu hơn.

Ngoài ra, cũng kết hợp cho chúng ăn các loại thức ăn tươi, rau củ, để giúp hệ tiêu hoá hoạt động khỏe mạnh hơn. Hãy rửa sạch và lau khô các loại súp lơ, cà rốt,… trước khi ăn. 

Bạn cũng có thể kết hợp cho ăn dặm để chú chuột Hamster của bạn có nhiều dinh dưỡng hơn bằng các thực phẩm như yến mạch, gạo cốm, trái cây, phô mai con bò cười,… Trong đó, các loại phô mai có chứa nhiều chất béo, mùi thơm ngon khiến cho Hamster của bạn mê mẩn và béo hơn bình thường.

Tuy là động vật ăn tạp, nhưng không nên cho Hamster của bản ăn thịt, các loại thực phẩm từ động vật khác bất kể chưa chín hay đã chín. Bởi, dù là một động vật lành tính nhưng khi ăn các loại thịt khiến Hamster sản sinh hung tính, rất có thể dẫn đến trường hợp cắn hay ăn thịt đồng loại.

Cho Hamster ăn
Cho Hamster ăn

Có thể bạn quan tâm:

Lời kết

Nói về nuôi chuột Hamster nói khó thì không thực sự khó, nhưng nói đơn giản thì cũng tuyệt đối không phải. Chỉ cần nắm rõ phương pháp và chuẩn bị đầy đủ việc nuôi sống và khiến chú Hamster của bạn múp míp đáng yêu như bao chú Hamster khác là điều hoàn toàn có thể.

Tin mới nhất

[TOP] 3 món ăn từ thịt rùa thơm ngon & dinh dưỡng

Rùa là một loài động vật có giá trị dinh dưỡng rất cao. Thường có trong thực đơn của...

Phân biệt Rùa và Baba Thông Qua Các Đặc Điểm

Hai loài rùa và baba được coi là những con vật đáng yêu và thân thiết trong xã hội...

Hướng dẫn Cách Nuôi Rùa Trong Nhà Hiệu Quả và An Toàn Nhất

Nuôi rùa hiệu quả và an toàn là một nhiệm vụ không dễ dàng. Tuy nhiên, bằng cách tham...

Các Loại Rùa Hiện Nay & Các Biện Pháp Bảo Vệ Loại Rùa

Tìm hiểu về các loại rùa hiện nay là một việc hữu ích để giúp bạn biết thêm về...
- Advertisement -

Đặc điểm của loài rùa: ngoại hình, hành vi & môi trường sống

Rùa là một trong những loài động vật phổ biến nhất trên thế giới. Tìm hiểu đặc điểm của...

Đặc Điểm Sinh Sản Của Loài Sóc: hình thức & thời gian sinh sản

Sóc là một loài động vật phân bố rộng rãi trên khắp thế giới. Những con sóc có nhiều...

Không thể bỏ qua

[TOP] 3 món ăn từ thịt rùa thơm ngon & dinh dưỡng

Rùa là một loài động vật có giá trị...

Phân biệt Rùa và Baba Thông Qua Các Đặc Điểm

Hai loài rùa và baba được coi là những...