Chuột hamster ăn gì? Chế độ dinh dưỡng cho chuột Hamster?

Nếu bạn đang nuôi chuột Hamster trong nhà hoặc đang có ý định muốn đón một bé Hamster về làm thú cưng thì vấn đề quan trọng đầu tiên mà bạn sẽ muốn biết là “ Chuột Hamster ăn gì? Cách nuôi chuột Hamster chuẩn nhất ”. Vì những chú chuột này là loài động vật ăn tạp, trong tự nhiên chúng sẽ ăn bất cứ thứ gì kiếm được từ thực vật cho tới côn trùng. Do vậy, một chế độ ăn uống phù hợp và đầy đủ dinh dưỡng rất quan trọng, sẽ giúp chuột phát triển tốt, sống lâu, hạn chế gặp phải những vấn đề về sức khỏe. Hôm nay, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này trong bài viết sau đây các bạn nhé!

1. Tổng quan về chuột Hamster

1.1. Chuột Hamster là gì?

Chuột Hamster là một loài động vật gặm nhấm (bộ Rodentia) thuộc phân họ Cricetinae sống trong tự nhiên và một số được nuôi thành thú cưng phổ biến hiện nay. Trên thế giới có khoảng 20 loài Hamster khác nhau phân bố ở nhiều khu vực từ sa mạc đến đồng bằng, từ cồn cát cho đến các cánh đồng nông nghiệp trên khắp châu Âu, châu Á và Bắc Phi.

Loài chuột Hamster phổ biến và được nuôi nhiều nhất là Golden Hamster hoặc Syrian Hamster (Hamster Bear). Kế đến là những dòng Hamster mini như: Campbell’s Hamster, Winter White Hamster, Roborovski Hamster.

Xem thêm:

1.2. Thông tin cơ bản về chuột Hamster

Chuột Hamster có ngoại hình dễ thương.

1.3. Tập tính & hành vi của chuột Hamster

Chuột Hamster được tìm thấy đầu tiên ở Syria. Mặc dù chúng phân bố rộng khắp từ Hy Lạp, Romania, Bỉ cho tới miền bắc Trung Quốc. Trong môi trường hoang dã, chúng thích sống ở những khu vực khô và ấm, như thảo nguyên, cồn cát và rìa sa mạc.

Hamster là loài sống về đêm, có nghĩa là chúng thích ngủ vào ban ngày. Trong tự nhiên, chúng đào hang, là một loạt các đường hầm, để sinh sống và sinh sản. Chuột Hamster sẽ tích trữ thức ăn trong hang của chúng. Sống dưới lòng đất sẽ giúp chuột luôn mát mẻ trong điều kiện khí hậu nóng và ấm áp trong điều kiện khí hậu lạnh.

Chuột hamster ăn gì? Chế độ dinh dưỡng cho chuột Hamster?
Chuột hamster ăn gì? Chế độ dinh dưỡng cho chuột Hamster?

Về cơ bản, chuột Hamster là một loài vật hoà đồng. Chỉ có một số dòng thích sống cô độc. Như Syrian Hamster (Hamster Bear) sẽ không thích chung sống với những chú chuột khác. Chúng sẽ phân chia lãnh thổ và tấn công con khác. Còn Hamster lùn (Dwarf Hamster) thì lại thích sống cộng đồng và có tính xã hội cao.

Chuột Hamster sẽ ngủ đông nếu như thời tiết đủ lạnh. Vậy khi thức dậy chuột Hamster ăn gì? Câu trả lời là chúng sẽ tích trữ thức ăn trong hang và sử dụng khi thời tiết ấm lên.

1.4. Các loại chuột Hamster phổ biến

Chuột Hamster được chia làm rất nhiều loài, nhưng chỉ có một số loài là phổ biến và được nuôi làm thú cưng.

  • Hamster Bear: Đây là dòng Hamster phổ biến nhất và có tính cách rất thân thiện, dễ mến. Chúng sẽ xây dựng mối quan hệ bền chặt với chủ nuôi và là lựa chọn thú cưng lý tưởng cho trẻ nhỏ.
  • Campbell Russian Hamster: Dòng chuột Hamster nhỏ và có tính cách khá nhút nhát. Chủ yếu sống về đêm, rất hòa đồng khi nhận được sự chăm sóc tốt từ chủ nuôi
  • Winter White Russian Hamster: Những chú Hamster này có bộ lông màu xám và sẽ chuyển sang màu trắng vào mùa đông. Có kích thước nhỏ nhắn và rất nhanh nhẹn. Hoà đồng và có thể nuôi chung với dòng Hamster khác.
  • Roborovski Hamster: Những chú Hamster Robo cực nhanh nhẹn và hiếu động, thích làm trò. Hoà đồng và có thể nuôi chung, nhưng lại không thích ôm ấp và vuốt ve.

3. Cách nuôi chuột Hamster

3.1. Chuột Hamster ăn gì? Thức ăn tốt nhất cho Hamster

Chuột Hamster là động vật ăn tạp – chuột hoang dã sẽ ăn hỗn hợp thực vật và côn trùng. Vì thế thức ăn tốt nhất cho chuột Hamster là rau quả tươi và thực phẩm chứa protein như sâu, dế.

Chuột Hamster ăn gì tốt nhất?

  • Thức ăn viên thương mại dạng hạt.
  • Trái cây, rau tươi.
  • Cỏ Timothy.
  • Đồ ăn vặt như trứng luộc, các loại hạt ngũ cốc, sâu khô.
  • Nước sạch.

Chuột Hamster ăn gì tốt nhất?

Thức ăn thương mại

Nếu bạn không có nhiều thời gian, thì cách nuôi chuột Hamster bằng thức ăn thương mại dạng viên sẽ giúp ích rất nhiều. Dạng thức ăn này cung cấp thành phần dưỡng cân bằng trong từng viên. Do đó loại thức ăn này được khuyến cáo là rất tốt cho chuột Hamster.

Ngoài ra thức ăn thương mại dạng viên sẽ giữ được rất lâu mà không bị hỏng nhanh như rau củ. Các bé Hamster cũng rất thích nhai các loại thức ăn này.

Bên cạnh việc cung cấp một chế độ dinh dưỡng cân bằng cho Hamster, thức ăn viên cũng giúp mài mòn răng, khiến chúng không phát triển quá mức.

Cuối cùng, người nuôi sẽ rất dễ dàng trong việc thay thế, dọn dẹp vệ sinh lồng khi sử dụng thức ăn viên.

Thức ăn hạt

Chuột Hamster rất thích ăn các loại hạt, chúng chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất béo lành mạnh. Nên được cho ăn điều độ kết hợp cùng với nhiều loại trái cây, ngũ cốc và rau.

Các loại hạt tốt cho Hamster:

  • Hạt hướng dương: Chứa nhiều chất béo và vitamin cần thiết, rất được các bé chuột ưa thích. Tuy nhiên, cho ăn quá nhiều có thể gây tăng cân do hàm lượng chất béo cao và tiêu chảy do hàm lượng vitamin C. Nên được kết hợp với các loại thức ăn khác như cỏ linh lăng hoặc rau củ.
  • Hạt bí ngô: Có nhiều chất dinh dưỡng có thể cân bằng khẩu phần ăn cho Hamster. Nhưng vỏ ngoài khá cứng có thể gây khó khăn cho những chú chuột kích thước nhỏ.
  • Hỗn hợp hạt: Được bán nhiều ở các cửa hàng thú cưng. Hỗn hợp này thường bao gồm bí ngô, hướng dương, hạt lanh, vừng, hạt lúa mì và hạt ngô. Đã được cân chỉnh giúp cung cấp cho chuột Hamster nhu cầu dinh dưỡng hợp lý nhất.

Các loại hạt không tốt cho Hamster:

Người nuôi cần thận trọng trong việc cho chuột Hamster ăn gì để tốt cho sức khoẻ nhất. Mặc dù các loại hạt mang đến cho Hamster sự thích thú và thành phần dinh dưỡng cao, nhưng phải được cung cấp ở dạng thô hoặc hỗn hợp pha trộn hợp lý. Những loại hạt được đóng gói có kèm theo phụ gia như muối, đường có thể gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của chuột như tiểu đường, béo phì.

Một số loại hạt trái cây thậm chí có thể gây ngộ độc hoặc tác hại lớn tới sức khoẻ của chuột Hamster như hạt táo, lê có chứa axit cyanogenic có thể gây tử vong nếu ăn phải. Tương tự như hạt anh đào và hạt mơ. Dầu và chiết xuất trong hạt nho cũng có thể gây hại cho sức khoẻ của chuột Hamster.

Thức ăn tươi

Đây là loại thức ăn đặc biệt quan trọng trong cách nuôi chuột Hamster. Chúng cung cấp các loại dinh dưỡng thiết yếu và đây cũng là loại thức ăn mà chuột thường sử dụng trong tự nhiên. Hãy nhớ rửa kỹ rau và trái cây bằng nước sạch và cắt thành từng miếng nhỏ trước khi cho chuột Hamster ăn.

Nên nhớ, chuột cũng giống như chúng ta, có thể sẽ thích một số món nhất định và sẽ không chịu ăn một vài món khác. Vì thế, khẩu phần ăn của chuột nên đa dạng để đảm bảo một chế độ dinh dưỡng cân bằng và bổ dưỡng.

Rau Xanh

Cho chuột Hamster ăn gì để mau lớn chắc chắn không thể thiếu thành phần rau xanh. Đây là loại thức ăn chứa nhiều vitamin, chất xơ và giàu nước. Vì thế người nuôi hãy bổ sung chúng thường xuyên bên cạnh những loại thức ăn khô. Một số loại rau mà chuột rất thích ăn:

  • Măng tây
  • Bắp cải
  • Bông cải xanh
  • Cà rốt
  • Súp lơ
  • Rau cần tây
  • Bắp
  • Dưa chuột
  • Cải xoăn
  • Khoai tây nấu chín
  • Rau diếp
  • Rau bina
  • Bí ngô
  • Cà chua (bỏ cuống và lá)
  • Bồ công anh
  • Atiso
  • Cải cầu vồng
  • Đậu bắp
  • Ớt chuông
  • Cải xoong
  • Cỏ linh lăng

Trái cây

Trái cây chứa rất nhiều vitamin, nước và chất xơ rất tốt cho chuột Hamster. Hãy nhớ loại bỏ hạt trước khi cho chuột ăn vì một số loại hạt trái cây có thể gây ngộ độc hoặc tắc đường thở của chuột.

LƯU Ý: Nên cho chuột ăn trái cây thường xuyên để hạn chế vấn đề tiêu chảy, giảm nguy cơ tiểu đường ở chuột Hamster.

Chuột Hamster ăn gì tốt nhất? Một số loại trái cây tốt cho chuột Hamster:

  • Táo (loại bỏ hạt)
  • Chuối
  • Anh đào
  • Dừa
  • Vải thiều
  • Xoài
  • Dưa
  • Đu đủ
  • Lê (loại bỏ hạt)
  • Mận
  • Dâu tây
  • Nho
  • Việt quất

Thức ăn tươi không tốt. Chuột Hamster ăn gì có hại cho sức khỏe?

  • Trái cây có múi như cam, chanh, bưởi, dứa, kiwi, …
  • Ớt
  • Tỏi
  • Củ hành
  • Lá khoai tây
  • Lá đại hoàng
  • Hành lá
  • Cà chua và lá cà chua
  • Cây bìm bìm
  • Cây nghệ
  • Hạt dẻ ngựa
  • Cây nguyệt quế
  • Cây sồi
  • Cúc vàng
  • Huyền sâm

3.2. Cách làm chuồng nuôi chuột Hamster

Ngoài việc cho chuột Hamster ăn gì để phát triển tốt thì việc tạo dựng môi trường sống phù hợp là rất quan trọng trong cách nuôi chuột Hamster. Những người bạn nhỏ này có sở thích đào bới và phân chia lãnh thổ. Vì thế chúng rất năng động, tràn đầy năng lượng, có thể chạy nhảy cả ngày. Bên cạnh đó, Hamster cũng cần môi trường sạch sẽ và dễ dàng vệ sinh. Hãy đảm bảo môi trường sống của chuột được tốt và thoải mái nhất, điều này sẽ giúp các bé không cảm thấy buồn chán và căng thẳng.

Loại & kích thước chuồng Hamster

Có rất nhiều loại chuồng cho chuột Hamster, từ lồng nhựa, sắt, kính đều được. Nếu bạn chọn hồ kính, hãy thiết kế mặt trên bằng lưới để đảm bảo sự thoáng khí của chuồng.

Diện tích của chuồng tối thiểu khoảng 70cm vuông. Nếu có điều kiện, thì chuồng càng lớn càng tốt cho Hamster. Bạn cũng có thể sử dụng những loại chuồng thiết kế theo kiểu nhiều tầng nhưng phải chú ý có chỗ leo trèo vững chắc để tránh chuột con bị rớt.

Hãy chọn những loại chuồng thiết kế cứng cáp và vững chắc. Tránh những vật liệu quá mỏng hoặc bằng gỗ vì chuột có thể dễ dàng gặm phá chuồng.

Vị trí đặt chuồng

Hãy chọn vị trí đặt chuồng thích hợp trong nhà để giúp chuột cảm thấy thoải mái nhất. Không đặt ở phòng quá nóng hoặc quá lạnh, nhiệt độ thích hợp để nuôi chuột Hamster là từ 20 – 32 độ C. Cũng không nên đặt ở phòng ngủ vì Hamster hoạt động về đêm, sẽ gây khó chịu cho bạn. Tương tự ở phòng bếp vì lý do vệ sinh. Phòng khách hoặc các phòng thông thoáng sẽ là lựa chọn tốt nhất. Ngoài ra, cũng nên tránh những vị trí có tiếng ồn như gần TV hoặc loa nghe nhạc vì Hamster có đôi tai rất thính.

Thiết kế chuồng

Trong cách nuôi chuột Hamster, việc thiết kế chuồng nuôi phù hợp rất quan trọng, giúp cho chuột cảm thấy thoải mái và gần gũi với môi trường tự nhiên nhất.

Sau khi mua chuồng, hãy vệ sinh thật sạch sẽ, lau khô ráo và bắt đầu trải lót nền. Bạn nên dùng các loại cát lót chuyên dụng cho Hamster. Tránh dùng vỏ thông hoặc tuyết tùng vì có thể gây ngộ độc. Trong chuồng nên có chén ăn, chén nước và ít nhất là một cái hang ngủ.

Đồ chơi

Chuột Hamster là một loài hiếu động và thích vui đùa, vì thế trong cách nuôi chuột Hamster nên chuẩn bị thật nhiều đồ chơi trong chuồng để chuột thư giãn và tập thể dục như Wheel, bóng lăn, cầu thang, ống trượt, đồ chơi nhai, … Hạn chế sử dụng vật liệu quá mềm vì Hamster có thể gặm nó. Nên thay đồ chơi thường xuyên để chuột khỏi nhàm chán.

3.3. Tương tác với chuột Hamster

Trong cách nuôi chuột Hamster, việc tương tác, chơi đùa với chuột là không thể thiếu. Điều này sẽ giúp hình thành mối liên kết giữa thú cưng và người nuôi.

Khi mới mua về

Chuột Hamster cần thời gian thích nghi ban đầu trong môi trường sống mới. Vì thế, hãy để yên cho chuột tự làm quen trong vòng một tuần. Hãy đặt chuồng ở nơi yên tĩnh, ít người qua lại và hạn chế những vật nuôi khác. Đừng cố gắng bắt hoặc tương tác với chuột ban ngày khi chúng đang ngủ.

Thuần hóa Hamster

Cách nuôi chuột Hamster ngoài việc phải biết cho chuột Hamster ăn gì, thiết kế chuồng nuôi phù hợp thì việc thuần hóa là không thể thiếu. Vì không phải chú chuột nào cũng thân thiện với bạn ngay từ đầu.

Khi chuột đã cảm thấy thoải mái với môi trường nuôi, hãy bắt đầu thuần hoá và xử lý chuột khi chúng chui ra khỏi tổ. Dấu hiệu của một chú chuột Hamster đang thoải mái là sẽ ăn uống, vui chơi ngay trước mặt bạn. Một vài bước cơ bản khi thuần hoá chuột Hamster:

  • Đầu tiên hãy dành nhiều thời gian ở bên cạnh chuồng và nói chuyện với chuột, để chúng nhận ra giọng nói của bạn.
  • Tiếp theo đó, hãy thử dùng tay cho Hamster ăn những món ăn mà nó ưa thích từ bên ngoài. Khi chuột đã chịu ăn, hãy thử đưa tay vào trong lồng nhưng không được cố gắng chạm hoặc bắt chuột. Hãy để cho các bé tự làm quen và khám phá bàn tay của bạn.
  • Đặt đồ ăn lên tay để chuột tự leo lên tay của bạn, khi các bé đã dám làm điều này. Bạn hãy nhẹ nhàng nâng bé lên từ từ. Trong vài lần đầu, Hamster sẽ nhảy ra khỏi tay bạn nhưng hãy kiên trì rồi chuột sẽ nhận ra tay của bạn rất an toàn.

Hãy cố gắng thực hiện tuần tự và đều đặn những bước trên, sau một thời gian chuột sẽ cảm thấy thoải mái và bò trên tay bạn. Hãy kết hợp thưởng cho các bé đồ ăn vặt sẽ giúp đẩy nhanh quá trình này.

Chuột Hamster thích vui đùa.
Chuột Hamster thích vui đùa.

3.4. Sức khỏe & bệnh tật của chuột Hamster

Việc cho chuột Hamster ăn gì tốt và tạo môi trường sống phù hợp sẽ là điều kiện đầu tiên giúp người nuôi bảo vệ sức khỏe cũng như tránh những bệnh tật có thể ảnh hưởng tới các bé chuột. Nhưng không phải lúc nào mọi việc cũng được suôn sẻ, chắc chắn trong quá trình nuôi cũng sẽ phải đối mặt với một vài vấn đề về sức khoẻ của chuột. Sau đây sẽ là những căn bệnh phổ biến ở Hamster và cách xử lý:

Vết thương ngoài da

Giống như con người, chuột hoàn toàn có thể bị thương bởi những vật sắc nhọn có trong chuồng như cạnh chuồng, lót nền, đồ chơi bị vỡ, … Nếu thấy chuột bị xước da hoặc chảy máu, hãy tìm nguyên nhân và loại bỏ khỏi chuồng.

Sử dụng bông gòn thấm nước ấm để rửa vết thương cho chuột. Có thể dùng kèm nước muối loãng hoặc dung dịch sát khuẩn.

Áp xe

Nếu chuột bị nhiễm trùng, có thể dẫn đến tình trạng áp xe. Hình thành ở bất kì vị trí nào trên cơ thể, bao gồm cả miệng. Nguồn lây nhiễm thường là vi khuẩn Streptococcus hoặc Staphylococcus. Bệnh áp xe gây đau đớn cho chuột và cần được điều trị dứt điểm.

Triệu chứng của bệnh là những nốt sưng tấy trên cơ thể hoặc mặt của Hamster. Có thể mềm hoặc cứng. Vết mụn sẽ chứa đầy mủ do hệ thống miễn dịch của chuột tạo ra để chống lại nhiễm trùng. Hãy đưa chuột tới thú y để thực hiện việc loại bỏ phần áp xe và làm sạch vết thương.

Cảm lạnh

Chuột Hamster có thể bị cảm lạnh và thậm chí cũng bị lây nhiễm từ chính con người. Vì thế, nếu bạn đang bị cảm cúm, hãy tránh tiếp xúc với các bé cho tới khi khỏi bệnh.

Triệu chứng của cảm lạnh ở chuột cũng tương tự như người: hắt hơi, ho, ướt mũi và khó thở. Điều nên làm là đưa bé đến bác sĩ thú y để nhận được sự chăm sóc và điều trị tốt nhất.

Mất nước

Nếu một bé chuột Hamster nằm xuống, im lặng và thở nhanh, rất có thể nó đã bị mất nước. Hãy đưa chuột ra khỏi chỗ nóng càng nhanh càng tốt và dùng một ít nước mát lên người chuột để giúp hạ nhiệt.

Đặt thêm một dĩa nước vào chuồng để chuột có thể uống càng nhiều nước càng tốt.

Nguyên nhân của tình trạng này phần lớn bắt nguồn từ môi trường nuôi. Nhất là đối với những loại chuồng làm bằng mica, nhựa hoặc kính sẽ hấp thu nhiệt rất nhiều nếu được đặt ở những nơi có ánh nắng trực tiếp và thường xuyên.

Để ngăn tình trạng này, nên đặt chuồng nuôi chuột ở nơi thoáng mát và theo dõi tình trạng bình nước thường xuyên, tránh tình trạng hết nước uống trong chuồng.

Ký sinh trùng

Chuột Hamster hoàn toàn có thể bị nhiễm ký sinh trùng như các loại vật nuôi khác. Một số loại phổ biến như giun sán, ve, rận, bọ chét. Nếu nhận thấy chuột hay bị tiêu chảy, giảm cân, rụng lông, bong da hoặc thường xuyên gãi thì hãy kiểm tra thật kỹ môi trường nuôi, tránh việc thức ăn bị hư và đưa chuột đến thú y để xử lý.

Ướt đuôi, tiêu chảy

Đây là căn bệnh hay gặp trong cách nuôi chuột Hamster. Nếu bạn quan sát thấy chuột hay bị ướt đuôi, rất có thể bé đã bị tiêu chảy. Bệnh này khá nguy hiểm nếu không được chữa khỏi nhanh chóng trong vòng 2 – 3 ngày. Nguyên nhân có thể đến từ việc cho chuột Hamster ăn gì đó không tốt hoặc môi trường nuôi không sạch sẽ. Sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập đường ruột. Hướng xử lý như sau:

  • Tách chuột bệnh ra khỏi bầy tránh lây lan.
  • Giúp chuột bù nước bằng cách cho uống nước nhiều hơn và ăn các loại rau giàu nước như xà lách, rau diếp.
  • Đưa chuột đến thú y càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc kháng sinh để chống lại nhiễm trùng và thực hiện các biện pháp khẩn cấp để giúp chuột bù nước.

Một số bệnh thường gặp khi nuôi chuột Hamster.
Một số bệnh thường gặp khi nuôi chuột Hamster.

Có thể bạn quan tâm:

4. Lời kết

Vậy là qua bài viết trên đây đã giúp mọi người đã phần nào hiểu rõ hơn về cách nuôi chuột Hamster, cho chuột Hamster ăn gì là tốt, ăn gì là không tốt, cách làm chuồng và cách xử lý những căn bệnh thường gặp rồi đúng không nào? Ngoài ra thì việc dành tình yêu và sự tương tác thường xuyên với chuột cũng sẽ khiến cho các bé cảm thấy thoải mái, giúp sự phát triển diễn ra một cách tốt nhất. Nếu bạn thấy bài viết này có ích, hãy chia sẻ cho mọi người cùng tham khảo nhé. Xin cảm ơn và hẹn gặp lại ở những bài viết sau!

 

Tin mới nhất

[TOP] 3 món ăn từ thịt rùa thơm ngon & dinh dưỡng

Rùa là một loài động vật có giá trị dinh dưỡng rất cao. Thường có trong thực đơn của...

Phân biệt Rùa và Baba Thông Qua Các Đặc Điểm

Hai loài rùa và baba được coi là những con vật đáng yêu và thân thiết trong xã hội...

Hướng dẫn Cách Nuôi Rùa Trong Nhà Hiệu Quả và An Toàn Nhất

Nuôi rùa hiệu quả và an toàn là một nhiệm vụ không dễ dàng. Tuy nhiên, bằng cách tham...

Các Loại Rùa Hiện Nay & Các Biện Pháp Bảo Vệ Loại Rùa

Tìm hiểu về các loại rùa hiện nay là một việc hữu ích để giúp bạn biết thêm về...
- Advertisement -

Đặc điểm của loài rùa: ngoại hình, hành vi & môi trường sống

Rùa là một trong những loài động vật phổ biến nhất trên thế giới. Tìm hiểu đặc điểm của...

Đặc Điểm Sinh Sản Của Loài Sóc: hình thức & thời gian sinh sản

Sóc là một loài động vật phân bố rộng rãi trên khắp thế giới. Những con sóc có nhiều...

Không thể bỏ qua

[TOP] 3 món ăn từ thịt rùa thơm ngon & dinh dưỡng

Rùa là một loài động vật có giá trị...

Phân biệt Rùa và Baba Thông Qua Các Đặc Điểm

Hai loài rùa và baba được coi là những...