Nhím kiểng có đặc điểm gì? Kỹ thuật nuôi và chăm sóc

Nhím kiểng hiện nay được biết đến như một loài thú nuôi dễ thương trong gia đình nhờ vào đặc điểm thân thiện vì đã được thuần hóa theo thời gian của chúng. Loài nhím được nuôi làm kiểng không hung dữ giống với loài nhím hoang dã bình thường, chúng thường được biết với ngoại hình xinh xắn, đáng yêu, ngộ nghĩnh với những chiếc gai nhọn đặc biệt ở trên lưng. Cùng theo dõi bài viết để giải đáp các câu hỏi về cách nuôi, kỹ thuật nuôi cũng như nhím ăn gì cho các bạn nhé?

Đặc điểm riêng biệt của loài nhím kiểng

Không giống với loài nhím bình thường khác, loài nhím cảnh có đặc điểm riêng của chính mình. Nếu yêu thích và có ý định nuôi loài nhím này trong gia đình, người nuôi cần phải tìm hiểu thật kỹ về tập tính riêng biệt và sự sinh sản của loài nhím đáng yêu này. 

Nhím kiểng với một vài điều độc lạ

Được biết, loài nhím được xếp vào danh sách động vật hoang dã. Tuy nhiên, theo thời gian, loài này đã được thuần hóa để trở thành nhím kiểng, một loài thú cưng cực kỳ đáng yêu luôn gần gũi với con người. 

Nhìn chung, đặc điểm ngoại hình của loài nhím cảnh không quá khác biệt so với những loài nhím thống thường khác, nổi bật của chúng là bộ gai nhọn sắc lẹm trên lưng, mặc dù vậy, loài nhím nuôi kiểng được lai tạo theo họ chuột chù nên có phần đáng yêu hơn, khuôn miệng nhọn và nhỏ đáng yêu, đôi chân ngắn và hoạt động chậm chạp. 

Đáng nói, tuy cũng có bộ lông gai nhọn như những loài nhím khác trông có vẻ khá nguy hiểm những loài nhím kiểng lại hoàn toàn không có sức sát thương với người nuôi. Cách vệ sinh cho loài nhím này cũng đơn giản vì không hề có mùi hôi khó chịu như những loài khác. Để phân biệt giống đực hay giống cái loài nhím này chỉ cần lật ngửa người chúng lên, nhím đực sẽ có phần núm thịt nhú lên ở bụng. 

Một số điều đáng yêu của loài nhím kiểng
Một số điều đáng yêu của loài nhím kiểng

Tập tính riêng biệt của loài nhím cảnh

Cả loài nhím nói chung đều chủ yếu thức và hoạt động vào đêm khuya. Chúng thường ăn tạp nên việc nuôi nhím kiểng khá là dễ dàng, chỉ cần cho chúng ăn bất cứ thứ gì phù hợp như: châu chấu, mối, kiến, rễ, quả, lá, củ, mầm cây, rau,… hoặc cũng có thể dùng thức ăn dùng để cho mèo. Tuổi thọ của loài nhím trung bình vào độ 4 năm, loài sống dai kỷ lục lên đến 9 năm. 

Sự sinh sản của các giống nhím nuôi làm kiểng

Mỗi năm vào mùa sinh sản của nhím cảnh thì nhím mẹ có thể đẻ được từ 3 đến 5 con, nhiều nhất là 8 đến 9 con. Mùa sinh sản trong năm của nhím khá nhiều từ 3 đến 4 đợt trong một năm tùy thuộc vào thời tiết. 

Khi nhím sinh sản thì cần lưu ý không nên nuôi chung cùng đàn nhím khác, bởi vì trong mùa này, nhím đực có khả năng cao sẽ cắn chết những con nhím của các cặp đôi nhím khác. Phối giống ở loài nhím khá dễ dàng, chỉ cần để một cặp nhím đực cái không cùng huyết thống vào trong cùng 1 chuồng. Nhím con sinh ra có màu lông hoàn toàn không theo gen của bố mẹ, đây chính là điểm đặc biệt nhất của loài này.

Người nuôi nhím kiểng cần chú ý khi nuôi loài này vào mùa sinh sản thì nên chăm nhím mẹ thật kỹ bằng cách bổ sung thêm cho chất béo, chất đạm, chất bột, đường,… để tạo nhiều sữa hơn cho nhím mẹ. Ngoài ra, trong khẩu phần ăn của nhím nuôi làm kiểng giai đoạn này có thể cho thêm các loại sâu khô.

Một điều cần chú ý khác, nhím mẹ vào thời điểm mới sinh thường rất dữ và thính hơn bình thường nên chúng ta không nên chạm vào nhím con bởi sẽ lưu lại mùi trên người của chúng. Điều này làm cho nhím cảnh mẹ ngửi được và cắn chết con mình. 

Sự sinh sản của loài nhím nuôi làm kiếng
Sự sinh sản của loài nhím nuôi làm kiếng

Nhím kiểng có phù hợp để nuôi nhốt hay không?

Sự phối giống và sáng tạo ra loài nhím kiểng đủ phù hợp trong môi trường nuôi nhốt và nuôi kín. Tuy nhiên, môi trường và cách thức cho ăn khi nuôi nhốt loài nhím cũng đáng được quan tâm và chú ý. 

Nuôi nhím kiểng ở nơi nào?

Những người nuôi nhím kiểng chuyên nghiệp thường sẽ nuôi loài này trong chuồng. Chuồng để nuôi nhím không khác biệt mấy so với chuồng nuôi hamster. Tuy nhiên, loài nhím lại không cần quá nhiều đồ chơi và phụ kiện như chuột cảnh. Nhìn chung, một chiếc chuồng nhím đạt chuẩn có thể có kích thước dài 60cm, chiều rộng và chiều cao 30cm và được làm bằng mica hoặc kính. 

Với môi trường rộng rãi, thoáng mát, ít tiếng ồn và khô ráo, một chiếc chuồng như thế thường đủ tiêu chuẩn để nuôi nhím kiểng từ nhỏ đến lớn. Ngoài ra, bên trong chuồng, người nuôi cần phải chuẩn bị thêm nhiều vật dụng hàng ngày cho nhím như: chén ăn, nhà ngủ, bình nước, bánh xe.

Cách thức nuôi nhím làm kiểng
Cách thức nuôi nhím làm kiểng

Cách thức nuôi nhím cảnh

Người ta thường nuôi nhím kiểng để chơi kết hợp với kiếm tiền vô cùng dễ dàng. Vì thế, hiện nay có rất nhiều người yêu động vật đầu tư thời gian và công sức để đầu tư vào việc chăm nhím. Tuy nhiên, trong những mùa nhạy cảm như mùa sinh sản của nhím thì cần nên chú ý vì nhím mẹ rất hung dữ và đâm rất đau sau khi sinh con.

Để có thể thuần hóa được một chú nhím con, người nuôi cần phải thật sự kiên nhẫn trong một khoảng thời gian dài, cần phải chú ý gần gũi để nhím quen hơi người. Trong việc chăn nuôi nhím, người nuôi chỉ cần cho nhím ăn đủ một ngày 4 bữa và chú ý trong việc giữ gìn vệ sinh chuồng nhím.

Nhím cảnh ăn gì? nên cho ăn các loại thức ăn nào?

Có lẻ những người bắt đầu nuôi nhím cảnh cũng sẽ có thắc mắc liệu nhím ăn gì? Các loại thức ăn có dễ tìm, dễ mua hay không? Việc cho nhím kiểng ăn thực chất vô cùng dễ dàng bởi trong tự nhiên, loài này có thể ăn tạp bất cứ thứ gì mà chúng tìm thấy và ăn được như côn trùng, các loài động vật nhỏ, rau củ quả,… Đối với loài nhím được nuôi trong môi trường kín, bởi vì đã được thuần hóa và làm quen với những thức ăn được sản xuất trong công nghiệp, nên nhím cảnh dễ dàng được cho ăn với những loại đồ ăn của mèo có vị cá ngừ.

Một số những loại thức ăn dành cho mèo mà nhím kiểng cũng có thể ăn như: Me-O, Royal Canin,… Ngoài ra, người nuôi có thể bổ sung chất đạm cho nhím bằng cách cung cấp chất xơ từ sâu gạo. 

Những loại thực phẩm nuôi nhím cảnh
Nhím ăn gì?

Phải làm gì để phòng tránh nhím kiểng bị bệnh?

Được biết, loài nhím được nuôi làm thú kiểng ít khi nhiễm bệnh bởi sức đề kháng của nhím khá tốt. Tuy nhiên, chú ý vào đầu mỗi một mùa mưa thì nhím thường dễ bị cảm lạnh hơn, để đề phòng chúng nhiễm bệnh, người nuôi có thể dùng bóng đèn dây tóc để sưởi ấm môi trường sống của nhím.

Ngoài ra, chú ý trong khi nuôi nhím thì cần nên giữ vệ sinh chuồng nuôi thật sạch sẽ để tránh cho nhím bị nhiễm một số bệnh về ghẻ lở ngoài da hoặc các bệnh đường ruộng. Đặc biệt, có thể bổ sung cho nhím một số những vitamin dành cho thú cưng giàu khoáng chất thông qua trộn chung với đồ ăn. 

Có nên nuôi chung nhím kiểng hay không?

Như đã đề cập đến từ trước, nếu như ngân sách nuôi của bạn tốt thì bạn không nên nuôi chung các chú nhím từ 2 tháng rưỡi trở lên. Tuy nhiên, nếu điều kiện không cho phép, việc nuôi chung phải có sử dụng vách ngăn. Bởi những chú nhím từ 2 tháng tuổi rưỡi trở lên đã có khả năng sinh sản nhưng khi sinh thì không tốt cho nhím mẹ và nhím con nên cần nuôi tách đến khi đủ tuổi.

Việc nuôi nhím chung với nhau khi chưa đủ tuổi sinh sản ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng của đàn nhím vì vậy, người nuôi cần chú ý để có thể quan sát ngăn tách nuôi nhím. Khi nhím đã đủ 6 tháng tuổi tức là đã đủ tuổi sinh sản thì người nuôi có thể nhốt chung 1 cặp lại với nhau để phối giống. 

Sau khi nhím mẹ sinh con cũng nên tách với những đàn nhím khác vì lúc này nhím bố sẽ nhân cơ hội cắn chết nhím con của cặp khác. Người nuôi cũng nên hạn chế chạm vào làm nhím con bị nhiễm mùi người, điều này khiến cho nhím mẹ hoảng loạn và cắn chết nhím con. 

Những nguyên nhân không nên nuôi chung nhím cảnh
Những nguyên nhân không nên nuôi chung nhím cảnh

Xem thêm:

Lời kết

Nhiều người yêu thích các loài động vật lựa chọn nhím kiểng để nuôi trong gia đình. Loài vật này được thuần hóa và có đặc tính thân thiện với con người. Nuôi nhím để làm kiểng có những chú ý riêng về nơi ở và thức ăn mà người nuôi cần phải chú ý. Đặc tính của loài nhím nuôi kiểng cũng riêng biệt cần phải tìm hiểu thật kỹ để có thể chăm sóc trong điều kiện tốt nhất. 

Tin mới nhất

[TOP] 3 món ăn từ thịt rùa thơm ngon & dinh dưỡng

Rùa là một loài động vật có giá trị dinh dưỡng rất cao. Thường có trong thực đơn của...

Phân biệt Rùa và Baba Thông Qua Các Đặc Điểm

Hai loài rùa và baba được coi là những con vật đáng yêu và thân thiết trong xã hội...

Hướng dẫn Cách Nuôi Rùa Trong Nhà Hiệu Quả và An Toàn Nhất

Nuôi rùa hiệu quả và an toàn là một nhiệm vụ không dễ dàng. Tuy nhiên, bằng cách tham...

Các Loại Rùa Hiện Nay & Các Biện Pháp Bảo Vệ Loại Rùa

Tìm hiểu về các loại rùa hiện nay là một việc hữu ích để giúp bạn biết thêm về...
- Advertisement -

Đặc điểm của loài rùa: ngoại hình, hành vi & môi trường sống

Rùa là một trong những loài động vật phổ biến nhất trên thế giới. Tìm hiểu đặc điểm của...

Đặc Điểm Sinh Sản Của Loài Sóc: hình thức & thời gian sinh sản

Sóc là một loài động vật phân bố rộng rãi trên khắp thế giới. Những con sóc có nhiều...

Không thể bỏ qua

[TOP] 3 món ăn từ thịt rùa thơm ngon & dinh dưỡng

Rùa là một loài động vật có giá trị...

Phân biệt Rùa và Baba Thông Qua Các Đặc Điểm

Hai loài rùa và baba được coi là những...