Nuôi baba cảnh: kinh nghiệm nuôi và chăm sóc hiệu quả

Hiện nay nuôi ba ba không còn là công việc của những người nông dân. Việc xuất hiện mô hình nuôi baba cảnh đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người và dần trở thành một thú vui được nhiều người ưa chuộng. Việc nuôi baba cảnh không phải là khó khăn bởi ba ba rất dễ nuôi và chăm sóc. Tuy vậy người nuôi vẫn cần có cách nuôi ba ba cảnh đúng cách để ba ba phát triển tốt nhất. Bài viết này chia sẻ với các bạn những kinh nghiệm nuôi ba ba cảnh một cách đầy đủ và chi tiết nhất.

 1. Nơi ở cho ba ba cảnh

– Nơi dùng để nuôi baba cảnh nên càng giống tự nhiên thì càng tốt. Thông thường các bạn nên nuôi baba trong các hũ hoặc thùng lớn vì ba ba phát triển rất nhanh. Ngườ nuôi cần tính toán kích thước nơi ở của ba ba sao cho phù hợp, tránh việc phải thay đổi quá nhiều khi ba ba lớn hơn. Nước nuôi ba ba luôn phải sạch sẽ và được sát khuẩn trước khi thả ba ba.

Cách nuôi baba cảnh
Cách nuôi baba cảnh

– Người nuôi nên thường xuyên vệ sinh môi trường sống của ba ba. Nếu không thường xuyên vệ sinh các mầm bệnh từ các vi khuẩn trong nước sẽ xâm nhập, làm cho ba ba chậm phát triển hoặc sẽ chết nếu không chú ý đến vệ sinh nơi ở của ba ba. Chúng tôi khuyên bạn nên vệ sinh nơi ở của ba ba khoảng 1 tuần 1 lần. Nên thả thêm lục bình để lọc nước, trong, cần làm bè tre nhỏ để ba ba có thể nghỉ ngơi.

Có nên nuôi baba cảnh ở bể nuôi cá cảnh không? 

Câu trả lời cho câu hỏi này là không nên. Tuy nuôi ba ba để làm cảnh nhưng ba ba không thích hợp sống trong môi trường quá sạch sẽ giống như cá cảnh. Nếu thả ba ba trong bể cá cảnh có thể khiến chúng chậm phát triển, thậm chí có thể gây chết ba ba. Lựa chọn tốt nhất là bạn nên bỏ thêm một ít đất bùn và một số loại cá nhỏ như lòng tong để ba ba chém vè.

Chắc hẳn nhiều người vẫn còn thắc mắc “chém vè” là gì. Ba ba sống trong tự nhiên thường tự ngâm mình dưới lớp đất bùn để nguỵ trang, chỉ đưa mũi và mắt ra để tìm kiếm con mồi, khi có con cá nào bơi lại gần thì chiếc cổ dài của nó sẽ tung ra để tóm lấy con cá. Đó chính là ba ba “chém vè”. 

Bởi vậy để nuôi baba cảnh đúng cách, giúp chúng sống thoải mái và nhanh chóng phát triển, bạn nên cho vào hồ một lớp đất (đất khô cũng được, khi gặp nước chúng sẽ rả ra thành bùn) lớp đất này dày hơn chiều dày của con ba ba là được. Hãy thả thêm vào đó một đàn cá 7 màu hoặc các loại cá có kích thước nhỏ. Các loại cá này sẽ giúp ăn bớt các bùn bả hữu cơ, đồng thời vừa để trang trí vừa tập cho ba ba thói quen săn mồi sống.

Không nên nuôi ba ba trong bể nuôi cá cảnh
Không nên nuôi ba ba trong bể nuôi cá cảnh

2. Thức ăn nuôi baba cảnh

Ba ba thuộc loại động vật ăn thịt. Thông thường, thức ăn của ba ba là thức ăn tươi sống, thức ăn chế biến hoặc thức ăn công nghiệp và thức ăn động vật khô. Đối với việc nuôi ba ba cảnh, chúng ta nên cho ba ba ăn những loại  thức ăn như  tôm, cá nhỏ, ốc, hến,… Tuy vậy, trước khi ba ba hoàn thiện bản năng săn mồi thì bạn nên cho nó ăn mồi chết.

Khi nuôi ba ba công nghiệp, các trang trại thường cho ba ba ăn cá vụn xay nhuyễn. Nhưng đối với nuôi baba cảnh thì chúng tôi khuyên bạn cho ba ba ăn cá chết nguyên con để tránh làm ô nhiễm môi trường nước ít ỏi và không tốn công sức.

Bạn nên cho nó ăn cá bống hoặc các loài cá tương tự. Bộ hàm của ba ba rất lớn và chắc khỏe, nó có thể cắn bạn sứt cả da tay nên cũng có thể dễ dàng ăn những loài cá lớn. .Thức ăn tươi sống của ba ba cảnh cần phải được rửa sạch, đảm bảo không bị nhiễm bệnh.

3. Chăm sóc ba ba cảnh

Với việc nuôi baba cảnh, người nuôi nên định kỳ cho ba ba phơi nắng 3 ngày một lần. Mỗi lần thường cho ba ba phơi nắng trong khoảng 20 phút. Ưu điểm của việc này là giúp ba ba lớn nhanh, dễ chăm sóc, đồng thời người nuôi có thể kiểm soát được lượng thức ăn dành cho ba ba.

Chăm sóc ba ba cảnh
Chăm sóc ba ba cảnh

Một yếu tố quan trọng mà người nuôi ba ba cảnh cần quan tâm là nhiệt độ. Ba ba cảnh rất dễ bị cảm lạnh, vì vậy người nuôi cần hết sức chú ý đến nhiệt độ nước ở nơi nuôi ba ba. Cần phải bảo đảm nhiệt độ trung bình ấm, duy trì từ 25 – 30 độ C, tránh lạnh, mưa và gió. Nếu  để nhiệt độ nước dưới 20 hoặc trên 32 độ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của ba ba cảnh, khiến chúng ăn kém, sinh trưởng chậm.

Ba ba cảnh cũng có thể mắc một số loại bệnh như sưng cổ, ký sinh đơn bào,… Vì vậy, để phòng tránh bệnh cho ba ba cảnh, người nuôi cần chú ý thay nước để nước nuôi ba ba đảm bảo luôn sạch sẽ. Không nên thay nước ồ ạt vì ba ba sẽ khó thích nghi. Nên thay nước dần dần đồng thời vệ sinh thức ăn thừa.. Nếu thấy ba ba cảnh có dấu hiệu mắc bệnh cần nhanh chóng có biện pháp chữa trị kịp thời

4. Tổng kết

Nuôi baba cảnh là một việc không hề khó khăn nếu chúng ta biết cách nuôi và chăm sóc ba ba cảnh một cách hợp lý. Trên đây Trang trại Bình Minh đã chia sẻ với các bạn những kinh nghiệm nuôi baba cảnh hiệu quả. Hi vọng các bạn đã nắm được những thông tin cần thiết nhất. Cuối cùng, chúc các bạn thành công trong việc nuôi ba ba cảnh.

Tin mới nhất

[TOP] 3 món ăn từ thịt rùa thơm ngon & dinh dưỡng

Rùa là một loài động vật có giá trị dinh dưỡng rất cao. Thường có trong thực đơn của...

Phân biệt Rùa và Baba Thông Qua Các Đặc Điểm

Hai loài rùa và baba được coi là những con vật đáng yêu và thân thiết trong xã hội...

Hướng dẫn Cách Nuôi Rùa Trong Nhà Hiệu Quả và An Toàn Nhất

Nuôi rùa hiệu quả và an toàn là một nhiệm vụ không dễ dàng. Tuy nhiên, bằng cách tham...

Các Loại Rùa Hiện Nay & Các Biện Pháp Bảo Vệ Loại Rùa

Tìm hiểu về các loại rùa hiện nay là một việc hữu ích để giúp bạn biết thêm về...
- Advertisement -

Đặc điểm của loài rùa: ngoại hình, hành vi & môi trường sống

Rùa là một trong những loài động vật phổ biến nhất trên thế giới. Tìm hiểu đặc điểm của...

Đặc Điểm Sinh Sản Của Loài Sóc: hình thức & thời gian sinh sản

Sóc là một loài động vật phân bố rộng rãi trên khắp thế giới. Những con sóc có nhiều...

Không thể bỏ qua

[TOP] 3 món ăn từ thịt rùa thơm ngon & dinh dưỡng

Rùa là một loài động vật có giá trị...

Phân biệt Rùa và Baba Thông Qua Các Đặc Điểm

Hai loài rùa và baba được coi là những...