Nuôi baba trong thùng nhựa giúp tiết kiệm chi phí, hiểu quả cao

Nuôi ba ba là một trong những nghề dù đem lại lợi nhuận cao cho người nông dân nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Do thông tin quá ít để bà con có thể tiếp cận, tìm hiểu. Nếu bà con có quá ít kinh phí thì lựa chọn nuôi ba ba trong thùng nhựa là lý tưởng nhất. Hôm nay cùng bài viết khám phá chi tiết mô hình nuôi baba trong thùng nhựa dưới đây nhé

Ưu và nhược điểm của nuôi baba trong thùng nhựa

Khi tìm hiểu mô hình nuôi baba trong thùng nhựa, bà con nên hiểu hết được ưu và nhược điểm của mô hình này. Nhờ vào việc nắm trước những lợi thế, hay những rủi ro, những điều bất lợi. Nhờ đó mà có cho mình sự chuẩn bị cũng như xem thử đây có thật sự là kiểu mô hình mà bà con tìm kiếm hay không.

Ưu điểm:

Vì nuôi ba ba trong từng thùng cụ thể, môi trường hẹp và mỗi thùng chỉ có vài con. Thế nên bà con dễ dàng quan sát, theo dõi tình hình dịch bệnh của từng con. Đồng thời cũng có cách xử lý phòng bệnh kịp thời. Hơn hết còn giúp bà con chăm sóc ba ba cẩn thận, dễ dàng hơn.

Nuôi baba trong thùng nhựa
Nuôi baba trong thùng nhựa

Nhờ vào việc cho vài con vào khi nuôi ba ba trong thùng nhựa, bà con cũng dễ dàng kiểm soát được lượng thức cho cho ba ba. Biết được lượng thức ăn đủ hay thiếu, từ đó lên kế hoạch để giúp ba ba sinh trưởng, phát triển toàn diện.

Nhược điểm:

Nuôi ba ba trong thùng nhựa, bà con chỉ nên áp dụng với mô hình nhỏ. Bởi với mô hình lớn, bà con rất khó để kiểm soát hết được khi mỗi thùng chỉ được vài con. Tuy dễ chăm sóc, nhưng nhìn chung cũng rất nhọc vì bà con phải quan sát từng thùng nhựa.

Khi ba ba lớn hơn 1kg thì bắt đầu công việc tách thùng nhựa. Lúc này số lượng thùng nhựa lại tăng gấp đôi. Đòi hỏi chi phí lại cao hơn dự tính ban đầu.

Nuôi baba trong xô nhựa được cho là phát triển và sinh trưởng không bằng so với khi được nuôi trong ao bể làm bằng xi măng hay ao đất.

Những điều cần lưu ý khi nuôi baba trong thùng nhựa

Lót một lớp chà lá dừa khô lên bề mặt thùng nhựa. Chỉ nên chọn lá dừa khô, tuyệt đối không sử dụng lá dừa xanh bạn nhé! Bởi vì trong lá dừa khô có các chất để ngăn ngừa bệnh nấm. Đồng thời cũng tạo nơi nghỉ ngơi cho ba ba mỗi khi ăn xong. Lưu ý bà con nên rửa sạch với muối hột trước khi lót chà lá dừa xuống đáy thùng nhựa.

Lót một lớp chà lá dừa khô lên bề mặt thùng nhựa
Lót một lớp chà lá dừa khô lên bề mặt thùng nhựa

Để nuôi ba ba trong thùng nhựa được hiệu quả, bà con nên cho thêm cả lá bàng khô. Với lá bàng khô, bà con nên tiến hành rửa sạch bằng muối hột pha với nước loãng. Việc làm này nhằm đảm bảo môi trường sống của ba ba được vệ sinh, sạch sẽ. 

Hơn hết, nếu bà con mua ba ba từ 1kg trở lên. Bởi vì ba ba lúc này đang trong giai đoạn con trưởng thành, nên việc thiết kế thùng nhựa cũng nên đảm bảo giống với trong tự nhiên nhất có thể. Việc ba ba trưởng thành stress do môi trường sẽ khiến chúng ăn kém, thậm chí là bỏ ăn.

Bên cạnh chà lá dừa, hay lá bàng, bạn cũng có thể thả bèo vào thùng nhựa. Việc làm này sẽ giúp ba ba có môi trường ở tự nhiên nhất. Lưu ý bèo cũng được rửa sạch bằng nước. Bà con không nên thả bèo còn dính sình, bùn. Bởi vì bùn, sình sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường sống của ba ba. 

Sau đó đổ một lượng nước sạch vào thùng nhựa. Bà con lưu ý nên đổ nước ⅓ thùng nhựa là hợp lý. 

Bà con có thể thả cá nhỏ còn sống vào trong thùng nhựa. Cá nhỏ không chỉ giúp ba ba có đồ ăn tươi sống, có thể ăn ngay mọi lúc. Bên cạnh đó còn tiện một phần nuôi cá trong chính thùng nhựa để nuôi ba ba.

Bà con có thể thả cá nhỏ còn sống vào trong thùng nhựa
Bà con có thể thả cá nhỏ còn sống vào trong thùng nhựa

Mỗi thùng nhựa bạn chỉ nên thả từ 2 đến 4 con, tránh mật độ thả quá dày. Đồng thời thả theo tỉ lệ 3 : 1. Nghĩa là con cái nhiều hơn con đực. Việc làm này nhằm hạn chế việc chúng giành giật nhau trong quá trình giao phối, gây xây xát da ba ba.

Khi ba ba lớn hơn rồi thì nên tách chậu. Bà con nên đảm bảo nơi ở của ba ba luôn rộng rãi, thoáng mát.

Nuôi ba ba tròng thùng nhựa thích hợp cho những hộ dân có sân thượng. Vì nếu nuôi baba tại nhà, bà con cần sử dụng rất nhiều điện để nơi ở của ba ba luôn được sáng. 

Lời kết

Với mô hình nuôi baba trong thùng nhựa, tuy còn ít thông tin để bà con tiếp cận nhưng chúng tôi tin chắc bài viết trên đã cung cấp đầy đủ những gì mà bà con đang tìm kiếm. Đừng quên liên hệ với chúng tôi để chọn mua con giống chất lượng, khỏe mạnh nhé!

Tin mới nhất

[TOP] 3 món ăn từ thịt rùa thơm ngon & dinh dưỡng

Rùa là một loài động vật có giá trị dinh dưỡng rất cao. Thường có trong thực đơn của...

Phân biệt Rùa và Baba Thông Qua Các Đặc Điểm

Hai loài rùa và baba được coi là những con vật đáng yêu và thân thiết trong xã hội...

Hướng dẫn Cách Nuôi Rùa Trong Nhà Hiệu Quả và An Toàn Nhất

Nuôi rùa hiệu quả và an toàn là một nhiệm vụ không dễ dàng. Tuy nhiên, bằng cách tham...

Các Loại Rùa Hiện Nay & Các Biện Pháp Bảo Vệ Loại Rùa

Tìm hiểu về các loại rùa hiện nay là một việc hữu ích để giúp bạn biết thêm về...
- Advertisement -

Đặc điểm của loài rùa: ngoại hình, hành vi & môi trường sống

Rùa là một trong những loài động vật phổ biến nhất trên thế giới. Tìm hiểu đặc điểm của...

Đặc Điểm Sinh Sản Của Loài Sóc: hình thức & thời gian sinh sản

Sóc là một loài động vật phân bố rộng rãi trên khắp thế giới. Những con sóc có nhiều...

Không thể bỏ qua

[TOP] 3 món ăn từ thịt rùa thơm ngon & dinh dưỡng

Rùa là một loài động vật có giá trị...

Phân biệt Rùa và Baba Thông Qua Các Đặc Điểm

Hai loài rùa và baba được coi là những...