Tắc kè hoa ăn gì? Cách nuôi tắc kè hoa chuẩn nhất hiện nay

Từ lâu, tắc kè hoa đã được xem là nguồn dược liệu quý hiếm cho y học. Không chỉ thế, tắc kè hoa còn mang lại giá trị kinh tế cao. Chính vì lý do đó, khá nhiều hộ gia đình đã đầu tư nuôi tắc kè hoa. Thế nhưng, trên thực tế đã có rất nhiều hộ gia đình đã thất bại. Vậy nuôi tắc kè hoa như thế nào mới đem lại lợi nhuận? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tắc kè hoa ăn gì và kỹ thuật nuôi tắc kè hoa hiệu quả.

Thông tin chung về tắc kè hoa

Tắc kè còn có tên gọi khác là Đại Bích Hổ. Đây là loại động vật thuộc lớp bò sát. Chúng phân bố chủ yếu ở khu vực rừng núi của các nước nhiệt đới. Môi trường sống của tắc kè khá phong phú, đa dạng: Có thể là gốc cây, hốc đá, kẽ hở đất, đá hoặc tường nhà. Khi tiết trời ấm áp, tắc kè hoạt động mạnh và sẽ ẩn nấp, ngủ đông, thậm chí là nhịn ăn vào mùa lạnh.

Tham khảo thêm:

Tắc kè còn có tên gọi khác là Đại Bích Hổ
Tắc kè còn có tên gọi khác là Đại Bích Hổ

Theo y học cổ truyền, tắc kè là vị thuốc bổ giúp giảm mệt mỏi, cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể, chữa được nhiều chứng ho khó trị, hen suyễn; chữa đái són, đái rắt, đau xương, bổ thận tráng dương. Do đó, nhiều người đã dùng tắc kè để làm rượu, ngâm thuốc chữa bệnh. Hay chế biến thành những món ăn đặc sản rất ngon và bổ dưỡng.

Ngoài ra, nhiều chuyên gia đánh giá, phần thân và đặc biệt là phần đuôi tắc kè có chứa nhiều hợp chất axit amin và chất béo. Những chất này có tác dụng rất tốt trong việc kích thích hoạt động của hệ thần kinh và nâng cao sức khỏe của con người.

Tắc kè vừa là nguồn dược liệu quý hiếm, vừa có thể làm thực phẩm, sinh vật cảnh. Nhờ đó, loại bò sát này được xếp vào nguồn hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao. Hiện tắc kè đã được nhân nuôi ở nhiều nước trên thế giới như: Ấn Độ, Lào, Thái…

Ở Việt Nam, tắc kè được nuôi phần lớn ở các vùng nông thôn. Con giống chủ yếu được chọn lọc, lấy từ tự nhiên thông qua việc giăng bẫy.

Hiện nay, nhu cầu về các sản phẩm từ tắc kè tại các khu vực châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ… cực kỳ cao. Ước tính, tiềm năng xuất khẩu tắc kè có thể lên đến hàng triệu con/năm. Do đó, việc chăn nuôi, nhân giống tắc kè không chỉ mang lại giá trị kinh tế rất lớn, góp phần nâng cao chất lượng đời sống của nhiều gia đình. Hơn nữa, tắc kè hoa có môi trường để phát triển và duy trì nòi giống.

Song, muốn nuôi tắc kè đạt được năng suất và chất lượng, bà con cần nắm được những đặc điểm sinh học, sinh trưởng, môi trường sống của giống loài này. Bởi chỉ có như thế, bà con mới áp dụng được kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng khoa học, hợp lý.

Tắc kè hoa ăn gì? Cách nuôi tắc kè hoa chuẩn nhất hiện nay
Tắc kè hoa ăn gì? Cách nuôi tắc kè hoa chuẩn nhất hiện nay

Tắc kè hoa nuôi thế nào mới đúng cách?

Xây hệ thống chuồng

Chuồng nuôi tắc kè phải dựa trên tập tính sinh hoạt, đặc biệt là tập tập tính sinh sống của chúng. Theo đó, bà con có thể thiết kế chuồng nuôi theo cách sau:

– Tổ tắc kè cần thiết kế mô phỏng nơi chúng thường ở trong tự nhiên. Đó có thể là khúc thân cây được đục rỗng ruột, độ dài 1,1-1,5m; đường kính khoảng 22-26cm. Phần tổ phải có cửa cho tắc kè ra vào.

Đặc biệt, chuồng nuôi tắc kè cần phải thiết kế theo mùa để phù hợp với tập tính sinh hoạt mạnh vào mùa hè và ngủ đông vào mùa lạnh.

– Mùa hè: Căng vải mỏng tối màu (tốt nhất là màu xanh lá cây), độ cao khoảng 50-60cm, giăng dài theo chiều ngang phía trên cao, cách tường tầm 3cm. Đảm bảo tạo độ tối vừa đủ cho tắc kè.

–  Mùa đông: Chuẩn bị đầy đủ chăn, vải che, thùng… để tắc kè trú ẩn đảm bảo độ ấm nhất định.

Sau khi đã thiết kế chuồng nuôi tắc kè, bà con chọn những con tắc kè khỏe mạnh, sinh trưởng tốt. Tốt nhất là những con tắc kè gần đến độ tuổi sinh sản thả vào chuồng nuôi. Nhân giống, ghép giống tắc kè theo tỷ lệ 1 con đực và 2 con cái.

Lưu ý khi nuôi tắc kè

Lưu ý khi nuôi tắc kè
Lưu ý khi nuôi tắc kè

Có thể bạn quan tâm:

Khá nhiều bà con đang gặp vấn đề trong việc nuôi tắc kè, dẫn đến thua lỗ. Vậy làm sao để nuôi tắc kè hoa mang lại lợi nhuận?

– Đối với tắc kè bố mẹ: Cần trang bị nơi để chúng đẻ trứng. Ví dụ như các ống tre, nứa. Hoặc thùng carton, vỏ cây cứng to và dài… Mật độ tốt nhất nên là 23 con/1m2 nền.

– Đối với tắc kè con: Chuồng nuôi cho thêm quần áo, chăn mền cũ, hộp xốp là được. Mật độ tốt nhất nên là 35 con/1m2 nền.

– Có khay, chậu uống nước. Bà con cần lau dọn vệ sinh mỗi ngày để tránh tắc kè bị nhiễm bệnh hoặc đau bụng.

– Nên tách tắc kè bố mẹ ở chuồng riêng. Việc này sẽ giúp tránh việc tắc kè bố mẹ ăn trứng đồng thời đảm bảo quá trình sinh sản quanh năm của tắc kè bố mẹ. Ngoài ra còn giúp bà con phân bổ, định lượng thức ăn phù hợp, khoa học, tiết kiệm hơn.

–  Tắc kè chủ yếu hoạt động vào ban đêm. Do đó, khi chăn nuôi tắc kè, bà con nên chọn thời điểm chúng vừa ra khỏi tổ để cho ăn. Định lượng, phân chia lượng thức ăn đồng đều, tránh trường hợp tắc kè tranh giành với nhau.

Thức ăn yêu thích của tắc kè hoa

Ngoài việc thiết kế chuồng nuôi, nắm bắt kỹ thuật nuôi thì một yếu tố mà bà con cần đặc biệt lưu tâm. Đó chính là thức ăn của tắc kè hoa. Vậy tắc kè hoa ăn gì?

Theo đó, thức ăn của tắc kè là những loại côn trùng nhỏ. Điển hình một số con chúng ưa thích như sâu bọ, gián, thằn lằn con…

Khi nuôi tắc kè, bà con nên thiết kế bữa ăn đa dạng, phong phú để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho tắc kè.

Hy vọng bài viết trên đây giúp bà con biết được cách nuôi tắc kè hoa đạt hiệu quả, mang lại nguồn lợi nhuận đáng kể nhất. Nếu còn thắc mắc hoặc cần giải đáp gì thêm, hãy liên hệ với chúng tôi để được chia sẻ nhiều hơn nhé!

 

Tin mới nhất

[TOP] 3 món ăn từ thịt rùa thơm ngon & dinh dưỡng

Rùa là một loài động vật có giá trị dinh dưỡng rất cao. Thường có trong thực đơn của...

Phân biệt Rùa và Baba Thông Qua Các Đặc Điểm

Hai loài rùa và baba được coi là những con vật đáng yêu và thân thiết trong xã hội...

Hướng dẫn Cách Nuôi Rùa Trong Nhà Hiệu Quả và An Toàn Nhất

Nuôi rùa hiệu quả và an toàn là một nhiệm vụ không dễ dàng. Tuy nhiên, bằng cách tham...

Các Loại Rùa Hiện Nay & Các Biện Pháp Bảo Vệ Loại Rùa

Tìm hiểu về các loại rùa hiện nay là một việc hữu ích để giúp bạn biết thêm về...
- Advertisement -

Đặc điểm của loài rùa: ngoại hình, hành vi & môi trường sống

Rùa là một trong những loài động vật phổ biến nhất trên thế giới. Tìm hiểu đặc điểm của...

Đặc Điểm Sinh Sản Của Loài Sóc: hình thức & thời gian sinh sản

Sóc là một loài động vật phân bố rộng rãi trên khắp thế giới. Những con sóc có nhiều...

Không thể bỏ qua

[TOP] 3 món ăn từ thịt rùa thơm ngon & dinh dưỡng

Rùa là một loài động vật có giá trị...

Phân biệt Rùa và Baba Thông Qua Các Đặc Điểm

Hai loài rùa và baba được coi là những...