Có thể bạn chưa biết, khác với nhiều loài bò sát khác, tắc kè được biết đến với rất nhiều các công dụng chữa bệnh. Tuy nhiên, để phát huy được tối đa các công dụng và hạn chế tác dụng phụ, người dùng phải biết cách sử dụng thật hợp lý. Vậy thực tế, tắc kè chữa bệnh gì và ngâm rượu tắc kè uống lợi hay hại? Hãy cùng chúng tôi tìm lời giải đáp qua bài viết hữu ích dưới đây.
Tắc kè là con gì?
Tắc kè hoa là một loài động vật bò sát còn có tên khoa học là Gekko Gecko. Nằm trong chi họ Tắc kè. Tên của nó được lấy để đặt cho chi và họ của loài này.
Tham khảo thêm:
- Giải mã tắc kè hoa vào nhà tốt hay xấu, điềm báo gì năm 2023
- Hướng dẫn cách nuôi Tắc kè hoa trong nhà làm cảnh
- Tắc kè hoa ăn gì? Cách nuôi tắc kè hoa chuẩn nhất hiện nay
Đặc điểm nhận dạng con tắc kè
Tắc kè có đặc điểm là đầu dẹp, hình như hình tam giác, toàn thân được phủ 1 lớp vảy nhỏ dạng hạt. Mắt của chúng màu nâu hoặc màu vàng cam, mí mắt có màng trong suốt, con ngươi cử động theo chiều dọc. Mắt loài vật này có độ tập trung rất cao.
loài động vật bò sát này có thân hình khá lớn, con đực có thể dài tới 30-40cm, còn con cái dài khoảng 20-30cm. Trọng lượng của chúng dao động từ 150g tới 300g.
Tuổi thọ trung bình khoảng 7-10 năm, tuy nhiên có một số con cá biệt đã được ghi nhận sống đến 18 năm.
Lưng của chúng có màu xám xanh điểm đốm vàng hoặc đỏ sáng, có nhiều nốt sần. Con đực thường có màu sắc sặc sỡ hơn con cái. Bụng của chúng có màu trắng đục hoặc xám pha nhiều chấm vàng nhỏ.
Chiều dài đuôi của chúng chiếm tới 30-40% chiều dài cơ thể, có 6 – 9 khúc xám xen 6 – 9 khúc vàng nhạt. Chúng có khả năng tái sinh đuôi, khi đứt có thể mọc lại, có 2 lỗ dưới hậu môn.
Chân có 5 ngón vuốt trừ 1 ngón không có vuốt. Tắc kè thường sống cô độc, chỉ tìm đến nhau khi tới mùa sinh sản.
Môi trường sống của con tắc kè
Tắc kè có thể sống ở môi trường rất phong phú và đa dạng. Chúng có mặt ở hầu hết mọi nơi, các nước có khí hậu nhiệt đới, nhất là những vùng rừng núi.
Loài bò sát này thường sống trong các hốc đá, gốc cây, đá, tường nhà và biết kêu. Nhưng chỉ có con đực mới kêu được thành tiếng “tắc kè”.
Chúng hoạt động mạnh vào những mùa ấm áp, và ẩn nấp trong tổ vào những ngày lạnh giá, chúng có thể nhịn ăn mà vẫn sống khỏe mạnh.
Trong thời kì này, tắc kè sử dụng lại chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể. Vì vậy, không nên bắt chúng vào thời gian này vì giá trị dược liệu sẽ bị giảm.
Tại sao tắc kè có công dụng chữa bệnh?
Mặc dù kích thước và trọng lượng không lớn nhưng tắc kè lại là loài bò sát chứa nhiều thành phần hóa học có lợi cho sức khỏe con người.
Theo nghiên cứu khoa học, toàn thân loài này và phần đuôi có chứa chất béo và 15 loại axit amin, phải kể đến như axit glutamin, glyxin, lysin, serin, …. Đặc biệt, chất béo có trong loài này có chứa một loại tinh thể có giá trị cao cho y học.
Những công dụng thần kỳ từ tắc kè
Khi được sử dụng đúng cách, tắc kè mang đến rất nhiều công dụng như tăng cường sức khỏe cho con người và chữa nhiều loại bệnh:
- Tắc kè có công dụng tăng cường sinh lý nam, hỗ trợ nam giới yếu sinh lý, làm tăng kích thước và sự cương cứ của dương vật, tăng ham muốn
- Giúp bồi bổ khí huyết, giúp tăng lượng hồng huyết cầu và huyết sắc tố
- Giúp ngăn ngừa và giảm bệnh viêm đường tiết niệu
- Hỗ trợ chữa trị bệnh hen suyễn lâu năm, bệnh phổi
- Điều trị các triệu chứng suy nhược thần kinh, giảm căng thẳng, lo âu, giúp tinh thần sảng khoái, tràn đầy năng lượng
- Trị chứng đau lưng, mỏi gối, bổ gân cốt, bổ thận
- ….
Tuy nhiên để đảm bảo các lợi ích mà tắc kè mang lại bạn không những phải sử dụng đúng cách mà còn phải biết cách phân biệt thật giả với sản phẩm bán sẵn.
Rượu ngâm tắc kè từ lâu dân gian đã tương truyền có nhiều tác dụng đặc biệt đối với cánh mày râu
Uống rượu tắc kè có lợi hay hại?
Cách tốt nhất để sử dụng tắc kè trong thời gian dài và phát huy được công dụng chữa bệnh là ngâm rượu tắc kè. Tuy nhiên uống rượu tắc kè có lợi hay có hại còn phụ thuộc vào cách ngâm và liều lượng sử dụng.
Có thể bạn quan tâm:
- Cá 7 màu – Cách nuôi đúng chuẩn để cá không bị chết
- Sóc là động vật gì? Đặc điểm của loài sóc hiện nay
Có 3 cách ngâm rượu mang lại hiệu quả cao mà bạn nên tham khảo:
Thứ nhất là ngâm rượu tắc kè với các vị thuốc nam. Với cách này, bạn cần sử dụng các nguyên liệu gồm:
- Tắc kè 1 cặp
- Sao biển 1 cặp
- Dâm dương hoắc 40g
- Đẳng sâm 80g
- Huyết giác 10g
- Trần bì 10g
- Tiểu hồi 10g
- 2 lít rượu trắng
Thứ hai là ngâm rượu tắc kè cùng bìm bịp, gồm các nguyên liệu:
- 1 cặp tắc kè
- 1 con bìm bịp
- 1 lít rượu trắng
Với cả 2 cách ngâm trên, bạn đều cần ngâm tất cả nguyên liệu trong khoảng 3 tháng rồi mới lấy ra sử dụng để phát huy tác dụng chữa bệnh cao nhất.
Ngoài cách ngâm rượu người ta cũng có thể dùng tắc kè ở dạng tươi hoặc dạng khô vào các bài thuốc chữa bệnh. Với dạng tươi, thường phải bỏ phần đầu, 4 bàn chân và nội tạng, sau đó nướng vàng. Ở dạng khô, người ta bỏ nội tạng đem sấy hoặc phơi khô rồi kết hợp các vị thuốc nam có lợi.
Rượu tắc kè cần được ngâm đúng cách để đảm bảo tác dụng có lợi
Một số lưu ý khi dùng rượu tắc kè chữa bệnh
Hầu hết các loài vật chữa bệnh đều có 2 mặt, dùng đúng cách thì lợi, sai cách thì hại đến sức khỏe. Do đó, khi dùng rượu tắc kè bạn cũng cần bỏ túi một số lưu ý sau:
- Không dùng cồn pha chung với rượu khi ngâm tắc kè dễ gây hại gan và dạ dày
- Không uống quá nhiều rượu, với những người điều trị bệnh chỉ nên uống 1 đến 2 ly nhỏ mỗi ngày
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú không được sử dụng.
Hi vọng những thông tin hữu ích trên mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu hơn về tắc kè và cách ngâm rượu tắc kè đúng cách nhất. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe!
Tổng hợp: petdep.net