test

Chim sáo ăn gì? Có hay hót không? Luyện nói thế nào?

Chim sáo là loài chim cảnh được nhiều người yêu thích vì chúng hót rất hay và có thể nói tiếng người. Tuy nhiên, để chăm sóc chim khỏe mạnh, hay hót, học nói nhanh thì không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ tất cả những kinh nghiệm huấn luyện và chăm sóc chim sáo đúng cách từ những tay chơi chim hàng đầu.

Tìm hiểu thông tin về chim sáo

Chim sáo là một giống chim cảnh có nguồn gốc từ tự nhiên và xuất hiện từ lâu. Chúng cũng là một trong những loài chim bản địa ở khu vực Châu Á. Sáo thuộc họ Sẻ có tên tiếng Anh là Sturnidae. Chim Sáo phân bố ở khắp các quốc gia trên thế giới với hơn 30 loại.

Tại Việt Nam, có 3 loại Sáo phổ biến là Sáo nâu, Sáo đen và Cà Cưỡng. Ngoài tên gọi là Sáo, tùy từng địa phương chúng còn được gọi là Nhồng, Yểng, Cà Nhưỡng,… Sáo có đặc điểm là hót rất hay, thông minh, lanh lợi và rất hoạt bát. Chúng có thể nhại, học tiếng người rất nhanh nếu biết cách huấn luyện đúng cách.

Chim sáo là loài chim cảnh lý tưởng có kích thước nhỏ nhắn, nhanh nhẹn và giọng hót rất hay. Chúng rất thông minh và có thể học nói theo tiếng người. Giống chim này được nhiều người chơi ưa chuộng vì vừa để làm cảnh, vừa để thư giãn và cũng có thể giúp trông nhà cửa rất tốt.

Đôi chim Sáo - Loài chim cảnh được nuôi nhiều nhất 
Đôi chim Sáo – Loài chim cảnh được nuôi nhiều nhất

Đặc điểm nhận diện chim Sáo

Với những ai chưa từng chơi chim cảnh chắc chắn sẽ cần phân biệt chim Sáo với những giống chim cảnh khác. Dưới đây là những đặc điểm bạn có thể nhận diện chúng:

Đặc điểm nhận diện Sáo nâu

Sáo nâu có bộ lông chủ đạo là màu nâu, mỏ vàng, lông quanh mắt màu vàng và đôi chân cũng có màu vàng trông rất nổi bật. Về tính cách, sáo nâu khá dữ, chúng có thể sẵn sàng tấn công nếu bạn thò tay vào lồng của chúng. Nuôi sáo nâu, bạn cũng sẽ mất thời gian dọn dẹp khu vực ăn uống của chúng hơn bởi sáo nấu khá vụng về, khi ăn rơi vãi lung tung.

Đổi lại, sáo nâu có giọng hót khá hay và rất thông minh, chúng có thể nói sõi tiếng người. Khi quen nhà và quen chủ, sáo nâu có thể nuôi thả tự nhiên. Tuy nhiên khi lớn lên, chúng có thể sẽ không cho ai lại gần, kể cả chủ nuôi.

Sáo nâu
Sáo nâu

Đặc điểm nhận diện sáo đen

Giống sáo đen có 3 loại. Đầu tiên là loại thuần chủng có mỏ vàng, chân vàng, mắt đen tuyền gần như không có lòng trắng. Chúng có sức khỏe tốt, nhanh nhẹn nhưng kém thông minh nhất. Chúng học nói kém hơn những loại còn lại và cũng không thân thiết với chủ nhân.

Thứ hai là sáo đen có mắt màu vàng, chân hơi ngà, mỏ cùng màu với chân. Mắt sáo đen loại này có con ngươi rất nhỏ, có thể co giãn, rất nhanh nhẹn, thông minh, học nói nhanh và thân thiết với chủ.

Loại thứ 3 là sáo đen mỏ ngà, chân và mắt vàng, tròng mắt cũng vàng, đồng từ có thể co giãn được. Đây là loại được ưa chuộng nhất vì chúng rất nhanh nhẹn, sức khỏe tốt, thông minh, học nói rất nhanh.

Sáo đen
Sáo đen

Đặc điểm nhận diện Cà Cưỡng

Có thể nhận diện Cà Cưỡng bởi mảng da màu vàng ở quanh mắt. Con trống có mảng da màu vàng rộng và dày hơn so với con mái. Cà cưỡng được giới chơi chim rất ưa chuộng vì có khả năng bắt chước tiếng người rất tốt. Chúng học nói nhanh và nói gần như liên tục.

Cà Cưỡng
Cà Cưỡng

Chim Sáo ăn gì? Hướng dẫn cách chăm sóc Sáo cảnh

Để Sáo cảnh khỏe mạnh và phát huy những ưu điểm của chúng, bạn cần biết được cách chăm sóc chim Sáo đúng cách. Những thông tin dưới đây sẽ cung cấp kiến thức hữu ích cho bạn:

Chim Sáo ăn gì?

Sáo là loài chim cảnh có tập tính ăn tạp, chúng có thể ăn cả thức ăn có nguồn gốc động vật, thực vật và thức ăn chế biến. Loài chim ăn tạp này vì thế mà khá dễ chăm sóc. Bạn có thể cho Sáo ăn những loại thức ăn như: Cào cào, châu chấu, sâu xanh, sâu lá, sâu gạo,… Một số thực phẩm như lạc, vừng, chuối,…

Môi trường sống của chim Sáo

Loài sáo thích được sống ở môi trường tại các bìa rừng, vùng đất trống, khu vực nông thôn hoặc đồng bằng. Quan trọng nhất là chúng chỉ cần được ăn no, được tắm mát, chúng không ngại sống gần hay xung quanh con người. Vì vậy, chim Sáo rất thích hợp để nuôi làm cảnh.

Cách chăm sóc chim Sáo cảnh

Để chơi chim Sáo cảnh tại nhà, bạn sẽ cần chuẩn bị chuồng nuôi, chọn những con Sáo khỏe mạnh, giống tốt để đảm bảo sức sống và phát triển của chúng. Vậy cách chọn như thế nào?

Hình ảnh chú Sáo khỏe mạnh lanh lợi 
Hình ảnh chú Sáo khỏe mạnh lanh lợi

Cách chọn lồng nuôi Sáo

Sáo là loài chim rất nhanh nhẹn và hoạt bát, chúng thích vận động nhảy nhót nên bạn cần chọn cho thú cưng một chiếc lồng rộng để chúng thỏa thích bay nhảy. Để đảm bảo lồng nuôi thoáng mát, bạn nên chọn chuồng bằng tre, mây hoặc bằng kẽm sơn tĩnh chống rỉ.

Khi bố trí nơi treo lồng cho Sáo, các tay chơi chim cảnh có kinh nghiệm thường chọn hướng đông nam. Đây là có khí hậu mát nhất nên rất thích hợp cho những chú chim thích khu vực mát mẻ như Sáo.

Cách chọn Sáo cảnh khỏe mạnh, hay hót

Một con Sáo khỏe mạnh sẽ có bộ lông mượt mà, thần thái lanh lợi, ưa hoạt động nhảy nhót. Vì vậy bạn nên chọn một con Sáo có ngoại hình cân đối, móng đẹp, đầu và chân to. Những con Sáo có giọng hót hay và vang sẽ là những con khỏe mạnh. Bạn nên chọn những cơ sở cung cấp chim cảnh uy tín, nguồn chim giống sẽ đảm bảo chất lượng hơn.

Nếu như nuôi chim với mục đích huấn luyện nói tiếng người hoặc để hót cho vui thì bạn có thể chọn chim trống hoặc chim mái đều được. Về cơ bản thì chim trống có kích thước lớn hơn, đầu và mỏ cũng lớn hơn so với chim mái.

Cách tắm cho chim Sáo

Sáo rất thích tắm, vì thế nếu nuôi một em Sáo, bạn cũng sẽ cho chúng tắm mát thường xuyên. Đây là cách hiệu quả để thú cưng giải nhiệt và cũng là cách để da và lông của pet cưng khỏe mạnh hơn, loại bỏ những loại rệp, mạt trên lông. Cách cho Sáo tắm cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần vệ sinh lồng thật sạch và đưa khay nước vào lồng để chim tắm.

Thời tiết mùa hè nắng nóng trên 30 độ, bạn nên cho Sáo tắm 1 ngày / 1 lần vào buổi trưa. Vào mùa đông, bạn chỉ nên cho Sáo tắm vào những hôm trời nắng to. Thời gian tắm thích hợp cho Sáo cảnh vào khoảng 30 phút. Sau khi chim được tắm mát, bạn cần cho Sáo được hong nắng nhẹ để làm khô lông của chúng.

Sáo rất thích tắm mát, rỉa lông rỉa cánh
Sáo rất thích tắm mát, rỉa lông rỉa cánh

Cách cho Sáo sưởi nắng

Sưởi nắng giúp chim Sáo có bộ xương chắc khỏe và linh hoạt. Đồng thời giúp thú cưng dạn người hơn. Mỗi ngày bạn nên cho Sáo cảnh sưởi nắng từ 15-20 phút vào thời gian từ 8-9 giờ sáng.

Cách huấn luyện chim sáo cảnh hay hót, nhanh biết nói

Để chim Sáo hay hót, nhanh biết nói, đầu tiên bạn cần chọn con sáo khỏe mạnh, thần thái tươi tỉnh, linh hoạt, đôi mắt nhanh nhẹn, tinh anh. Chim Sáo nếu để chúng hay hót, bạn cần đảm bảo cho chúng được ăn no, tắm mát, không gian sống mát mẻ, thông thoáng, chúng sẽ rất hay hót.

Nếu như bạn muốn nuôi một em chim Sáo hay nói, bạn nên chọn những em sáo mỏ trắng. Những em này sẽ rất thông minh và nhanh biết nói. Khi huấn luyện thú cưng học nói, bạn cần cho chúng một không gian yên tĩnh. Tốt nhất là nên trùm kín lồng và lựa thời điểm huấn luyện vào lúc cuối giờ chiều hàng ngày. Đây là thời điểm Sáo đang ngủ nên chúng dễ tập trung hơn và tiếp thu tốt hơn.

Chim Sáo có giá bán bao nhiêu?

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại chim sáo khác nhau. Vì vậy giá của chúng cũng khác nhau đáng kể. Ngoài ra, giá Sáo cảnh cũng phụ thuộc rất nhiều vào tuổi đời, chim được huấn luyện hay chưa? Tình trạng sức khỏe cũng như ngoại hình của mỗi chú chim. Giá cả chim Sáo sẽ dao động từ 200.000VND cho tới 4-5 triệu đồng/ con.

Giá Sáo cảnh trung bình từ 200K - 4 triệu đồng/ con
Giá Sáo cảnh trung bình từ 200K – 4 triệu đồng/ con

Xem thêm:

Kết luận

Chim Sáo là giống chim cảnh rất phổ biến và được nhiều người chơi bởi không mất nhiều công chăm sóc. Chúng cũng rất thông minh, có thể trở thành một người bạn nhỏ giúp “vui cửa vui nhà” bởi tiếng hót và giọng nói đáng yêu của chúng. Nếu bạn muốn sở hữu một em Sáo cảnh, hãy lựa chọn đơn vị uy tín để chọn mua nhé.

Tin mới nhất

[TOP] 3 món ăn từ thịt rùa thơm ngon & dinh dưỡng

Rùa là một loài động vật có giá trị dinh dưỡng rất cao. Thường có trong thực đơn của...

Phân biệt Rùa và Baba Thông Qua Các Đặc Điểm

Hai loài rùa và baba được coi là những con vật đáng yêu và thân thiết trong xã hội...

Hướng dẫn Cách Nuôi Rùa Trong Nhà Hiệu Quả và An Toàn Nhất

Nuôi rùa hiệu quả và an toàn là một nhiệm vụ không dễ dàng. Tuy nhiên, bằng cách tham...

Các Loại Rùa Hiện Nay & Các Biện Pháp Bảo Vệ Loại Rùa

Tìm hiểu về các loại rùa hiện nay là một việc hữu ích để giúp bạn biết thêm về...
- Advertisement -

Đặc điểm của loài rùa: ngoại hình, hành vi & môi trường sống

Rùa là một trong những loài động vật phổ biến nhất trên thế giới. Tìm hiểu đặc điểm của...

Đặc Điểm Sinh Sản Của Loài Sóc: hình thức & thời gian sinh sản

Sóc là một loài động vật phân bố rộng rãi trên khắp thế giới. Những con sóc có nhiều...

Không thể bỏ qua

[TOP] 3 món ăn từ thịt rùa thơm ngon & dinh dưỡng

Rùa là một loài động vật có giá trị...

Phân biệt Rùa và Baba Thông Qua Các Đặc Điểm

Hai loài rùa và baba được coi là những...